Bông cải xanh có tác dụng gì mà hiện nay là một trong những thực phẩm được yêu thích và tiêu thụ nhiều nhất tại các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Bông cải xanh có vị ngọt thanh kết hợp cùng độ giòn cũng như lợi ích mà nó đem đến cho sức khỏe của chúng ta là vô cùng to lớn đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu bông cải xanh có tác dụng gì mà lại hot đến vậy qua bài viết dưới đây.
Công dụng của bông cải xanh
Bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ xanh thuộc họ cải cùng họ với bắp cải, su hào, cải xoăn với lượng calo khá thấp nhưng mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
Như vậy ăn nhiều súp lơ xanh có tốt không thì cần phải nói đến bảng thành phần của nó.
Bông cải xanh chứa lượng vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin C, K, A, B9, kali, mangan, photpho giúp tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi những tổn thương sau phẫu thuật rất tốt cũng như phòng chống ung thư hiệu quả.
Lượng tinh bột (carbs) có trong bông cải xanh đều là chất xơ rất tốt giúp ổn định huyết áp nên cải thiện hệ tim mạch rất tốt.
Bông cải xanh còn là nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể, vì 91 gram bông cải xanh cung cấp đến 2.5gr chất đạm.
Loại rau này chứa một lượng nhỏ omega 3 ở dạng axit alpha-linolenic (ALA), không chứa cholesterol và chứa rất ít chất béo. Omega 3 cũng có vai trò ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Bông cải xanh trong phòng chống ung thư
Bông cải xanh trong phòng chống lại ung thư gan
Sulforaphane trong bông cải xanh giúp kích hoạt khi glucophamin tiếp xúc với myrosinase có hiệu quả và nhiều tác dụng chống lại các bệnh ung thư như: ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư phổi…
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Nutrition do Giáo sư Elizabeth Jeffery của Đại học Illinois (Mỹ) cùng với cộng sự thực hiện thí nghiệm trên chuột để tìm hiểu tác dụng của hợp chất sulforaphane đối với tác nhân gây ung thư gan.
Chất béo bão hòa là loại chất béo tích tụ và không được phân giải trong gan, theo thời gian có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, làm suy giảm nghiêm trọng hoạt động của gan có thể phát triển thành ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) do khối u, có nguy cơ tử vong cao.
Sulforaphane là một phân tử trong nhóm isothiocyanate của các hợp chất organosulfur – một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong các loại rau họ cải có khả năng giảm viêm, giảm sự xâm nhập và lây lan của các tế bào ung thư và ngăn cản sự hình thành các khối u mới trong cơ thể hiệu quả.
Bông cải xanh trong phòng chống ung thư vú, dạ dày
Bông cải xanh có tác dụng gì? Hệ thống phòng thủ bảo vệ của chính tế bào ức chế hiệu quả các con đường sản sinh viêm nhiễm và có thể chuyển hóa oestrogen, các hormon khác và độc tố môi trường một cách an toàn để ngăn chặn sự hình thành các sản phẩm bổ sung DNA gây đột biến gây ra ung thư.
Về bản chất, sulforaphane có khả năng ngăn chặn các enzym kích hoạt chất gây ung thư từ đó có thể phòng chống ung thư.
Bông cải xanh còn chứa hợp chất chống oxy hóa là indole-3-carbinol (hay còn gọi là I3C) đã được chứng minh là phòng chống ung thư hiệu quả, làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Ăn bông cải xanh chữa ung thư vú. Bông cải xanh được nhận thấy là thúc đẩy chu trình tự diệt của tế bào ung thư (apoptosis), giảm chất chuyển hóa estrogen 16alpha-hydroxyestrone – một chất kích thích ung thư vú.
Ung thư dạ dày: Vi khuẩn helicobacter pylori (HP) là loại vi khuẩn chính gây loét dạ dày và phần lớn tác nhân gây ung thư ở dạ dày. Sulforaphane có trong bông cải xanh có thể tăng cường giải độc các chất độc trong không khí, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Trẻ ăn nhiều bông cải xanh có tốt không?
Cũng giống như người lớn, bông cải xanh có công dụng y hệt đối với trẻ em, có thể liệt kê như sau:
Trong bông cải xanh chứa 135% RDI Vitamin C có tác dụng duy trì và tăng cường hệ thống miễn dịch. Sulforaphane kích thích một loạt các yếu tố bảo vệ chống oxy hóa trong cơ thể, làm giảm căng thẳng và làm chậm sự suy giảm hệ thống miễn dịch.
Beta – carotene có tác dụng chống lại chứng thoái hóa điểm vàng và ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. 116% RDI Vitamin K trong bông cải xanh chống lại gốc tự do, hỗ trợ não bé và người trưởng thành phát triển.
Nguồn chất xơ dồi dào trong bông cải xanh giúp hệ tiêu hóa làm việc hệ quả hơn, cải thiện chứng táo bón cho trẻ, người cao tuổi và cả mẹ bầu.
Nồng độ Cholesterol LDL “xấu” và Triglyceride cao được biết là những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim. Bông cải xanh có thể giảm thiểu tình trạng viêm của mạch máu và các rối loạn liên quan.
Tác hại của bông cải xanh khi lạm dụng
Bông cải xanh có tác dụng gì thì mọi người đã rõ, tuy nhiên trong bông cải xanh có chứa thiocyanates khiến cơ thể khó hấp thụ iot vì vậy những ai đang gặp phải vấn đề về tuyến giáp thì không nên ăn quá nhiều.
Hàm lượng vitamin C có trong bông cải xanh có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai ở mẹ bầu, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Bông cải xanh chứa nhiều chất xơ có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi ăn sống. Nếu muốn ăn bạn hãy sử dụng lượng vừa đủ và nấu chín ở nhiệt độ cho phép để an toàn cho sức khỏe. ‘
Bông cải xanh là thực phẩm tốt cho cơ thể với hàm lượng dinh dưỡng cao và cung cấp đủ nước nhưng lại chứa purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout, người bệnh cũng cần lưu ý.
Bông cải xanh sẽ làm suy giảm hiệu quả của thuốc digitalis (còn được gọi là digoxin). Vitamin K được tìm thấy với hàm lượng lớn trong bông cải xanh tác dụng với thuốc chứa warfarin làm loãng máu thì vô cùng nguy hiểm.
Vitamin K cao có thể làm bất hoạt warfarin, gây nguy cơ tăng đông máu nên cực nguy hiểm cho người bệnh.
Sulforaphane khuyến nghị người dùng thuốc làm loãng máu tuyệt đối không sử dụng những loại thực phẩm như cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh và đậu xanh… để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tham khảo bài viết: Công dụng cần biết: bông cải xanh có tốt không?