Site icon Sulforaphane

Bảo vệ và chăm sóc tinh thần bệnh nhân hậu Covid-19 có cần thiết không?

Bảo vệ và chăm sóc tinh thần bệnh nhân hậu Covid-19 có cần thiết không?

Bệnh nhân hậu Covid-19 phải chịu đựng rất nhiều khó khăn về mặt tinh thần lẫn thể chất do nhiều biến chứng gây ra. Vậy có những cách nào để chăm sóc cho họ?

Bạn có thể gặp những khó khăn khi tự chăm sóc cho bản thân hoặc những người thân đang ở tình trạng hậu Covid-19, bởi đây là tình trạng còn mới mẻ, chưa có các hướng dẫn một cách rõ ràng về các giải pháp. Theo dõi bài viết sau đây để biết cách chăm sóc tinh thần bệnh nhân hậu Covid-19.

Lắng nghe cơ thể để hiểu rõ tình trạng của bản thân

Mỗi người sẽ có phản ứng và sự đối phó khác nhau với bệnh tật và có những cách khác nhau để kiểm soát căng thẳng, lo lắng và không chắc chắn khi mắc 1 căn bệnh mới. Việc hiểu rõ bản thân, suy nghĩ tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe khi bệnh tật là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh tật đang diễn ra.

Lắng nghe cơ thể để hiểu rõ tình trạng của bản thân

Một số cách để hiểu rõ hơn tình trạng bạn đang mắc phải hiện tại:

Đánh bại tình trạng căng thẳng hậu Covid 19 

Các chuyên gia vẫn đang xác định loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của các tình trạng hậu Covid 19. Một số cách đã được thiết lập để mọi người có thể kiểm soát căng thẳng liên quan đến tình trạng hậu Covid 19.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta. Nhiều người trong chúng ta phải đối mặt với các tình huống có thể gây căng thẳng, choáng và gây xúc động ở người lớn và trẻ em. Các biện pháp được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh như cách ly xã hội trong một khoảng thời gian là thực sự cần thiết. Cách ly dẫn đến các trạng thái tiêu cực về tâm lý như cảm giác đơn độc, lo lắng, căng thẳng của người bệnh. Học cách đối phó với căng thẳng một cách lành mạnh sẽ khiến bạn, những người bạn quan tâm và những người xung quanh trở nên mạnh mẽ hơn.

Căng thẳng có thể gây ra những điều sau đây:

Những cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng cho bệnh nhân hậu Covid-19:

Những cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng cho bệnh nhân hậu Covid-19

Nếu bất kỳ bước nào trong số này yêu cầu thay đổi thói quen, chế độ ăn uống, mức độ hoạt động hoặc thuốc đang sử dụng thì bạn nên trao đổi với những người tư vấn để có kiến thức về chăm sóc sức khỏe, nếu là bác sĩ của bạn thì càng tốt. Đặc biệt là khi bạn đang cảm thấy tràn ngập những cảm xúc như buồn bã, trầm cảm, lo lắng hoặc có ý nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc người khác.

Hồi phục tinh thần cho những người có tình trạng hậu Covid 19 

Hồi phục tinh thần cho những người có tình trạng hậu Covid 19

Khi bạn có vai trò hỗ trợ người thân, bệnh nhân vượt qua những khó khăn của tình trạng hậu Covid thì bạn cần hiểu rõ tình trạng của họ, nhu cầu hiện tại của họ. Sau đó, bạn cần chia sẻ điều đó với sự thấu cảm.

Lắng nghe với lòng trắc ẩn

Ảnh hưởng lâu dài của Covid 19 đến sức khỏe sau nhiễm, cùng với việc không giải thích được rõ ràng bản chất của vấn đề tạo ra căng thẳng. Thực hiện các bước để hiểu trải nghiệm của người đó có thể khiến họ cảm thấy bớt bị cô lập hơn.

Bạn phải làm gì?

Khi lắng nghe, hãy đưa ra phản hồi thừa nhận và xác thực những gì họ đang trải qua. Thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu bằng các cử chỉ, ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể bên cạnh lời nói thông thường.

Trò chuyện, chia sẻ vấn đề

Hỗ trợ có thể khác nhau đối với những người khác nhau. Để hiểu rõ nhất loại hình hỗ trợ mà một người cần, bạn hãy bắt đầu bằng cách yêu cầu họ trò chuyện và đặt câu hỏi về trải nghiệm của họ.

Bạn phải làm gì?

Khi có những cuộc trò chuyện này, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi mở, chẳng hạn như “Dạo này thế nào?” Sau đó, hãy thu hẹp những gì bạn có thể làm để giúp đỡ và trực tiếp hỏi họ cần gì hoặc bạn có thể làm gì để giúp đỡ.

Xác định cách bạn có thể giúp những gì họ cần

Sau khi bạn đã lắng nghe và làm việc để hiểu sự hỗ trợ đó trông như thế nào đối với người đó thì hãy xác định vai trò của bạn trong sự hỗ trợ đó. Một số người có thể muốn ai đó lắng nghe kinh nghiệm của họ thường xuyên hơn. Những người khác có thể cần thêm hỗ trợ vật chất (giúp việc nhà, làm việc vặt).

Sẽ có lúc bạn không thể hỗ trợ một người chính xác như họ cần và bạn nên thừa nhận điều đó. Chỉ cần trực tiếp nói những gì bạn có thể và không thể làm.

Sulforaphane thông tin đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của nhân loại. Con người đối mặt với những ảnh hưởng về sức khỏe thể chất, những khó khăn về kinh tế, xã hội gây nên các áp lực về mặt tinh thần. Mỗi cá nhân phải cố gắng để vượt qua những vấn đề khó khăn của mình cũng như sẵn sàng hỗ trợ những người xung quanh đối phó với các khó khăn họ gặp phải. Đặc biệt là những khó khăn về tinh thần đối với bệnh nhân hậu Covid-19.

Exit mobile version