Cách sơ chế súp lơ xanh sao cho vẫn giữ được nguyên vẹn các dưỡng chất có trong thực phẩm này rất quan trọng vì súp lơ xanh là loại rau mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta.
Dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn một số cách sơ chế súp lơ xanh cũng như lưu ý khi chế biến món ăn cùng với súp lơ xanh, hãy cùng theo dõi nhé!
Những lưu ý về cách sơ chế súp lơ xanh
Súp lơ xanh được đánh giá là có hàm lượng dinh dưỡng rất cao với những công dụng mang lại cho sức khỏe đã được nhiều nghiên cứu chứng minh như: cải thiện sức khỏe tim mạch, kháng viêm, chống loãng xương và đồng thời có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn lão hóa và sự phát triển của các tế bào ung thư rất tốt.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ súp lơ xanh trong bữa ăn hàng ngày là đã có thể phòng chống ung thư, viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày, bệnh tiểu đường hay các căn bệnh về đường tiêu hóa…
Hiện nay có rất nhiều người mắc phải những quan niệm sai lầm khi sử dụng cũng như có những cách chế biến súp lơ xanh không đúng cách. Việc này dẫn đến giảm đáng kể lượng dinh dưỡng cũng như công dụng của súp lơ xanh đối với sức khỏe, bạn cần chú ý sau đây nhé!
Vứt bỏ lá súp lơ xanh khi chế biến
Khi chế biến súp lơ xanh, nếu bạn vẫn giữ thói quen vứt bỏ phần lá đi thì đây là một sai lầm cực kỳ lớn.
Thực tế, so với các bộ phận khác thì lá súp lơ xanh có chứa hàm lượng beta-carotene rất cao. Beta-carotene là chất hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa và chống lại các bệnh ung thư. Bên cạnh đó lá của súp lơ chứa rất nhiều vitamin A và C cần thiết cho cơ thể.
Thống kê cho thấy 30gr là của súp lơ đã đáp ứng được 43% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày.
Vì vậy, ăn súp lơ xanh kèm theo lá hàng ngày sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh, bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi đáng kể.
Đừng vứt bỏ lá của súp lơ khi chế biến nhé, hãy tận dụng nó để tạo ra nhiều món ăn và thu được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể tương tự như súp lơ xanh luộc, xào, nướng.
Vứt bỏ cuống của súp lơ
Cũng như lá súp lơ xanh, chúng ta khi chế biến thường cắt bỏ phần cuống của loại rau này đi vì nghĩ nó không mang lại chất dinh dưỡng. Tuy nhiên đây lại là một sai lầm phổ biến.
Theo các chuyên gia đã chứng minh qua nhiều nghiên cứu, phần cuống của súp lơ xanh có vị ngọt khi chế biến còn mang lại nhiều chất xơ hơn cả phần bông của nó.
Cuống súp lơ xanh sẽ thích hợp cho các món xào, súp và salad, bạn nên tận dụng. Để cuống súp lơ xanh không bị cứng bạn nên bóc vỏ ngoài của nó ra và đun lâu hơn một chút là được.
Tham khảo bài viết: Bông cải xanh lá chắn phòng ngừa ung thư
Cách sơ chế súp lơ xanh đúng cách
Rửa súp lơ xanh đúng cách để loại bỏ vi khuẩn
Súp lơ xanh thường được phun một lớp sáp lên bề mặt để thời gian bảo quản được lâu hơn, lớp sáp này thường khó thấm nước. Vì vậy khi rửa đơn thuần bằng nước sạch thì lớp sáp này không bị rửa trôi hay loại sạch hoàn toàn bụi bẩn hóa chất và sâu bọ bám sâu bên trong được.
Do đó khi rửa súp lơ xanh, bạn không nên cắt nhỏ trước khi rửa. Thay vào đó, nên rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước lạnh sau đó ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút.
Cách rửa này giúp bạn dễ dàng loại bỏ được sâu bọ và tạp chất có trong súp lơ xanh mà vẫn đảm bảo bảo toàn dinh dưỡng có trong loại rau này.
Không dùng dao cắt vụn súp lơ trước khi chế biến
Súp lơ xanh gồm nhiều múi hoa nhỏ tạo thành nên khi cắt sẽ rất dễ bị vỡ vụn vừa gây lãng phí không cần thiết vừa làm mất chất dinh dưỡng của súp lơ xanh khi xào nấu, tương tự cách cắt súp lơ xanh để xào cũng vậy.
Không chế biến súp lơ xanh ở nhiệt độ cao
Súp lơ xanh hoàn toàn có thể ăn sống mà không cần qua giai đoạn chế biến phức tạp nào. Nếu chế biến ở nhiệt độ cao và quá lâu sẽ phá hủy enzym có lợi có trong súp lơ xanh.
Phương pháp này làm cho các vi chất dinh dưỡng hòa tan trong nước như riboflavin, folate, và các vitamin B và C trôi ra ngoài nước.
Trong súp lơ xanh có hoạt chất glucosinolate – tiền thân của sulforaphane và nhiều vitamin và dưỡng chất dinh dưỡng khác.
Các hóa chất thực vật này dễ bị phân hủy khi nấu chín ở nhiệt độ cao từ 9-15 phút sẽ làm giảm từ 18-59% lượng glucosinolate.
Do đó nếu không thể ăn sống được thì việc hấp nó trong 1-3 phút dưới 284oF (140oC) có thể là cách tối ưu hóa được lượng sulforaphane khi nấu ăn.
Nếu bạn không thể ăn sống được thì có thể đem súp lơ xanh hấp sơ qua. Nhưng tuyệt đối không được chế biến ở nhiệt độ quá cao có thể làm hao hụt rất nhiều lượng vitamin dồi dào trong loại thực phẩm này.
Cách làm súp lơ xào tỏi
Dưới đây Sulforaphane Lab sẽ gợi ý cho bạn cách sơ chế súp lơ xanh xào tỏi: Nguyên liệu dành cho 2 người ăn: 500gr súp lơ xanh, tỏi băm, nước tương, dầu hào, nước hòa bột năng; các loại gia vị thông dụng.
Bước 1: Cách chế biến súp lơ xanh
Tách súp lơ xanh thành từng bông nhỏ, rửa qua với muối và ngâm khoảng 10-15 phút để loại bỏ hết cặn bã rồi rửa lại bằng nước sạch.
Bước 2: Luộc súp lơ xanh
Cho một lượng nước vừa đủ rồi đun sôi, bỏ thêm 3 giọt dầu ăn vào, sau đó cho súp lơ xanh vào luộc trong thời gian 1 phút. Sau đó vớt ra rổ rồi xả qua bằng nước lạnh và để ráo nước.
Bước 3: Làm nước sốt tỏi
Đổ dầu ăn vào chảo, khi dầu đã nóng cho tỏi băm đã chuẩn bị trước đó vào phi đến khi tỏi dậy mùi thơm.
Sau đó lần lượt cho các gia vị đã chuẩn bị trước đó là dầu hào, nước tương, bột nêm vị gà và 120ml nước bột năng rồi đun sôi với lửa nhỏ cho đến khi sốt sánh lại thành màu vàng nâu thì tắt lửa.
Cho súp lơ xanh ra đĩa rồi rưới nước sốt lên trên là chúng ta đã có một món súp lơ xanh xào tỏi vừa thơm ngon lại bổ dưỡng cho cả gia đình rồi nhé.