Site icon Sulforaphane

Cảnh giác với bệnh tiểu đường biến chứng suy thận

Bệnh tiểu đường biến chứng suy thận là do đường huyết tăng cao kéo dài gây tổn thương hệ thống lọc của thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận.

Hiện nay bệnh lý tiểu đường gây ra những biến chứng ở thận ngày một tăng lên, khi bệnh tiểu đường biến chứng suy thận nghĩa là một trong những hậu quả xấu nhất của bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về biến chứng suy thận của bệnh tiểu đường. 

Đặc điểm tổn thương thận ở người bệnh tiểu đường

Đặc điểm tổn thương thận ở người bệnh tiểu đường

Biến chứng bệnh thận xuất hiện ở khoảng 20-40% với những ai có dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Đây được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất do bệnh tiểu đường gây ra và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mạn tính, suy thận.

Tiểu đường biến chứng suy thận với các dấu hiệu thường gặp như thận to 140%, phù nề giãn rộng khoảng kẽ, dày màng đáy, xơ hóa cầu thận dạng nốt, tổn thương mạch máu.

Thận bị tổn thương do tiểu đường gây ra như: xơ hóa mạch thận lan tỏa, tổn thương dạng nốt, xơ hóa màng đáy cầu thận, xơ hóa ổ.

Ngoài ra mạch thận bị tổn thương: thoái hóa kính (hyalin hóa) lớp áo giữa mạch thận, xơ hóa mạch thận.

Tổn thương tổ chức kẽ thận như: thoái hóa kính ống lượn gần, lắng đọng phức hợp glycogen (hội chứng Armani-Ebstein), teo ống thận, xơ hóa kẽ thận.

Ở những người bệnh thận do tiểu đường thường có chỉ định lọc máu khi mức lọc cầu thận dưới 10-15, đôi khi <15-20 ml/phút/1,73m2. 

Biến chứng suy thận tiểu đường giai đoạn đầu thường rất mập mờ, phần lớn, người bệnh chỉ phát hiện sau khi xét nghiệm nước tiểu tìm vi đạm niệu (microalbumin) hoặc siêu âm bụng thấy thận to. 

Triệu chứng bệnh tiểu đường chuyển qua suy thận

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường biến chứng suy thận cũng tương tự các triệu chứng của bệnh thận mạn tính và thường xảy ra khi bệnh đã ở giai đoạn cuối:

Do bị giảm mức lọc cầu thận gây ứ nước, ứ muối trong cơ thể nên người bệnh sẽ bị phù toàn thân, từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhạt

Thận không sản xuất đủ Erythropoietin (một hormone thiết yếu để tạo hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong tủy xương) gây ra tình trạng thiếu máu khó hồi phục). Thiếu máu khiến cho người bệnh hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Tích tụ quá nhiều các chất thải trong máu gây ra tình trạng buồn nôn và nôn.

Ứ dịch tại phổi hoặc thiếu máu (thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) sẽ gây cảm giác khó thở. Sự tích tụ với nồng độ cao của các chất thải trong máu gây ra triệu chứng ngứa da. 

Nước tiểu xuất hiện những bất thường như có bong bóng hoặc bọt trong nước tiểu, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, có máu trong nước tiểu (thường chỉ nhìn thấy qua kính hiển vi). 

Do nồng độ ure trong máu cao (hội chứng ure huyết) sẽ khiến người bệnh mất đi cảm giác ngon miệng và hơi thở có mùi. 

Phương pháp phát hiện bệnh thận do tiểu đường

Phương pháp phát hiện bệnh thận do tiểu đường

Có 3 phương pháp lấy nước tiểu để làm xét nghiệm:

– Lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên (vào buổi sáng)

– Lấy mẫu nước tiểu của cả ngày

– Lấy mẫu nước tiểu trong một khoảng thời gian nhất định (3-4 giờ)

Ở giai đoạn đầu, đạm niệu không có nên làm kiểm tra 6 tháng/lần. Khi thấy có vi đạm niệu phải kiểm tra 3 tháng/lần và cần được điều trị đặc hiệu.

Khi giai đoạn bệnh sẽ chuyển sang loại đạm niệu lâm sàng tức là đạm niệu lớn hơn 300mg/24h bệnh thận do tiểu đường sẽ rõ ràng hơn. 

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện khi đạm niệu nhiều, hay thận đã suy vì trước đó không đi kiểm tra và bệnh đã âm thầm tiến triển phá hủy hệ thống thận tiết niệu. 

Tăng huyết áp cũng là một biểu hiện hay gặp trong bệnh thận do tiểu đường. Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân cũng vừa là hậu quả của tổn thương thận.

Các biện pháp ngăn chặn tiến triển bệnh

– Kiểm soát huyết áp với mục tiêu < 130/80mmHg ưu tiên dùng thuốc ức chế men chuyển. Đồng thời để hạ huyết áp người bệnh có thể điều trị rối loạn mỡ máu, hạn chế đạm trong thực đơn ăn uống, giảm cân nếu cần thiết, bỏ rượu, thuốc là và tập luyện thể dục thể thao ít nhất 20 phút/ngày. 

– Kiểm soát đường huyết luôn ở mức ổn định trong giới hạn cho phép (<7mmol/l lúc đói và < 10mmol/l sau ăn 2h.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường biến chứng suy thận

Kiểm soát tốt đường huyết có thể ngăn chặn được bệnh thận tiến triển, một nghiên cứu tại Anh trên 3.867 bệnh nhân cho thấy nếu điều trị tích cực và thực hiện chế độ ăn kiêng chặt chẽ giảm được 25% nguy cơ biến chứng. 

Chú ý các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường thải trừ qua thận, nếu khi thận đã tổn thương có thể làm tăng các tác dụng phụ của thuốc. Người bệnh cũng cần phải theo dõi nồng độ đường huyết HbA1c vì đây cũng là xét nghiệm nói lên sự tương quan giữa tổn thương thận và việc điều chỉnh đường huyết.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống là phương pháp hiệu quả nhất kiểm soát tốt huyết áp và đạm niệu, làm giảm tình trạng bệnh. Người bệnh nên bỏ hút thuốc lá, giảm cân nếu thừa cân, tăng cường hoạt động thể lực, tập thể dục đều đặn. 

Chế độ ăn nhạt, giảm mỡ không những làm giảm huyết áp mà còn làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch khác.

Các thuốc thường dùng là ức chế men chuyển đổi Angiotensin hay ức chế thụ thể ARB sẽ ngăn chặn nguy cơ biến chứng mạch máu lớn cũng như vi mạch, khống chế tốt huyết áp và đạm niệu sẽ làm chậm tiến triển bệnh thận do tiểu đường. 

Phòng ngừa bệnh tiểu đường biến chứng suy thận

Tổng kết bệnh tiểu đường biến chứng suy thận

Bài viết trên đây bao gồm những thông tin về bệnh tiểu đường biến chứng suy thận Sulforaphane gửi đến mọi người. Bệnh thận do tiểu đường là một biến chứng tiểu đường nguy hiểm có thể dẫn tới xơ hóa thận, suy thận khiến người bệnh buộc phải điều trị bằng cách chạy thận hoặc ghép thận.

Suy thận giai đoạn cuối có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nên cần điều trị đúng cách để trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh, do đó người bệnh tiểu đường nên thực hiện sớm các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng này.

Tham khảo bài viết: Chỉ số đường huyết, bệnh tiểu đường mấy chấm là cao?

Exit mobile version