Cách chữa bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào để bệnh có thể thuyên giảm và diễn tiến bệnh không trở nặng, cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
Gan nhiễm mỡ là bệnh gì, có nghiêm trọng hay không, có những cách chữa bệnh gan nhiễm mỡ nào vừa hiệu quả, vừa đơn giản không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?
Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều ảnh hưởng đến chức năng của gan.
Giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1, gan nhiễm mỡ được xem là bệnh lý lành tính lúc này mỡ trong gan chiếm từ 5 – 10% tổng trọng lượng lá gan. Đây được xem là giai đoạn nhẹ, không nguy hiểm và chưa có biểu hiện cụ thể. Bệnh chỉ được phát hiện khi người bệnh khám sức khỏe lâm sàng định kỳ.
Nếu tình trạng bệnh kéo dài, không được điều trị sớm và hiệu quả, gan nhiễm mỡ sẽ biến chứng thành xơ gan thậm chí là ung thư gan, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, lượng mỡ trong gan chiếm từ 10 – 20% tổng trọng lượng lá gan, người bệnh bắt đầu có các biểu hiện rõ hơn như chán ăn, cơ thể suy nhược, đầy bụng, buồn nôn. Những triệu chứng này khá phổ biến nên người bệnh thường không chú ý, chủ quan ở giai đoạn này sẽ khiến bệnh gan nhiễm mỡ nhanh chóng chuyển biến xấu sang giai đoạn 3 nguy hiểm
Giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3, tỷ lệ mỡ trong gan lên đến hơn 30% tổng trọng lượng của gan, khi xét nghiệm sẽ thấy rõ độ lây lan các nhu mỡ tại gan tăng lên nhanh chóng và rõ rệt.
Lúc này các triệu chứng của bệnh gan đã xuất hiện rõ ràng: đau tức hạ sườn bên phải, vàng da, vàng mắt, u mạch nổi lên trên da, chán ăn, sụt cân nhanh chóng không rõ lý do.
Đây là giai đoạn nguy hiểm và nặng nhất, bệnh hoàn toàn có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan một cách nhanh chóng. Khi biến chứng gan nhiễm mỡ bắt đầu thì chữa khỏi là hoàn toàn không thể, người bệnh phải chấp nhận sống chung với bệnh và điều trị kéo dài sự sống tùy thuộc vào hiệu quả điều trị.
Những cách chữa bệnh gan nhiễm mỡ
Xây dựng lối sống khoa học
Cách chữa bệnh gan nhiễm mỡ phụ thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ và tình trạng bệnh của mỗi người. Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh nguy hiểm để lại nhiều biến chứng cho người bệnh, tuy nhiên bệnh có thể điều trị nhờ vào chế độ ăn uống và lối sống khoa học.
Ở giai đoạn khởi phát hoặc bệnh chưa có triệu chứng rõ ràng, gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể bị loại bỏ nếu bạn có lối sống khoa học và lành mạnh:
- Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
- Kiểm soát cân nặng của bản thân
- Xây dựng chế độ rèn luyện thể dục thể thao tùy theo thể trạng cơ thể thường xuyên để giảm mất cơ
- Vệ sinh cơ thể để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng
- Có lịch khám sức khỏe định kỳ cho bản thân.
Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng
Gan nhiễm mỡ nên uống gì?
Để điều trị gan nhiễm mỡ bạn cần có một chế độ ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng và lành mạnh.
Gan bị tổn thương có nghĩa là nó không thể dự trữ glycogen, một loại nhiên liệu mà cơ thể cần để cung cấp năng lượng.
Khi vấn đề này xảy ra, mô cơ của bạn được sử dụng để lấy năng lượng giữa các bữa ăn, dẫn đến mất và yếu cơ, bạn có thể cần thêm calo và protein trong chế độ ăn uống của mình.
Gan nhiễm mỡ uống gì hết? Lá atiso, lá trà xanh, lá khổ qua, lá rau má, lá sen, trà nụ vối, lô hội là những thức uống – mẹo dân gian chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả bạn nên áp dụng. Riêng trà xanh còn có thể giảm lưu trữ chất béo trong gan.
Gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Sử dụng thực phẩm chứa chất béo tốt
Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường có tình trạng kháng insulin, có nghĩa là cơ thể tạo ra insulin nhưng không sử dụng nó một cách hiệu quả. Glucose tích tụ trong máu và gan biến thành mỡ.
Một số chất béo trong chế độ ăn uống có thể giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn như: Axit béo omega-3 trong cá, dầu cá, dầu thực vật, các loại hạt (đặc biệt là hạt óc chó, hạt lanh). Chất béo không bão hòa đơn trong các nguồn thực vật như oliu, các loại hạt và bơ.
Các tế bào bị hư hại khi các chất dinh dưỡng không được phá vỡ đúng cách dẫn đến sự tích tụ chất béo trong gan. Các chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏi vấn đề này được tìm thấy trong cà phê, trà xanh, tỏi sống.
Gan nhiễm mỡ nên ăn trái cây gì? Những loại quả mọng nước đặc biệt tốt cho người bị gan nhiễm mỡ.
Bổ sung kali và vitamin D
Người gan nhiễm mỡ nên ưu tiên sử dụng thực phẩm chứa nhiều vitamin D. Sử dụng các loại sữa ít béo vì chúng có ít chất béo bão hòa.
Kali thấp có thể liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Vì vậy bạn nên bổ sung kali trong các loài cá như cá hồi và cá mòi.
Ngoài ra trong bông cải xanh, đậu hà lan, khoai lang và các loại trái cây như chuối, kiwi cũng rất giàu kali.
Người ta còn nghiên cứu ra hợp chất Sulforaphane có trong bông cải xanh giúp giảm lượng mỡ thừa và tăng quá trình đào thải chất béo ra khỏi cơ thể. Nhờ đó có thể cải thiện gan như tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và hạn chế được khả năng dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Theo các nhà nghiên cứu ăn bông cải xanh 3-5 lần/tuần có thể giảm nguy cơ của nhiều loại ung thư trong đó có ung thư gan.
Tổng kết cách chữa bệnh gan nhiễm mỡ
Trên đây là những cách chữa bệnh gan nhiễm mỡ nếu phát hiện sớm ở giai đoạn bệnh khởi phát. Bênh hoàn toàn có thể chữa khỏi nên bạn phát hiện và có biện pháp chữa trị đúng. Vì vậy nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để luôn biết được tình trạng sức khỏe của bản thân và phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của cơ thế.
Sulforaphane lưu ý gan nhiễm mỡ chỉ có thể điều trị tại nhà khi bệnh ở giai đoạn đầu, nếu đã trở năng bạn cần có sự can thiệp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ bằng thuốc tây hoặc những phương pháp y học hiện đại khác.
Các phương pháp dân gian không đảm bảo tính đúng đắn và phù hợp cho mọi trường hợp bệnh nên bạn cần chú ý và không quá phụ thuộc cũng như tin tưởng vào cách chữa bệnh này.
Tham khảo bài viết: Bệnh gan ăn kiêng gì: Top 5 thực phẩm cần tránh