Site icon Sulforaphane

Công dụng của Sulforaphane đối với đời sống con người

Công dụng của Sulforaphane đối với đời sống con người

Công dụng sulforaphane là điều không thể phủ nhận đối với sức khỏe và cuộc sống của người dùng đối với các bệnh về gan, tiểu đường hay các loại ung thư.

Cách đây 30 năm, một giáo sư người Ý đã phát hiện ra loại hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư – Sulforaphane. Được biết, hoạt chất này tồn tại ở một số loài thực vật, nổi bật là súp lơ xanh. Vậy công dụng Sulforaphane là gì? Theo dõi ngay bài viết bên dưới để trang bị thêm cho mình một số thông tin bổ ích về “siêu hoạt chất” Sulforaphane nhé!

Giới thiệu đôi nét về Sulforaphane – hoạt chất thần kỳ tồn tại bên trong các loại rau họ cải

Công dụng Sulforaphane thu hút sự chú ý của cả thế giới sau khi giáo sư Paul Talalay công bố kết quả về công trình nghiên cứu của mình (1992). Vậy hoạt chất Sulforaphane là gì?

Sulforaphane là một hợp chất hữu cơ có trong các loại rau họ cải, chẳng hạn như cải xoăn, mầm cải Brussel, củ cải, súp lơ xanh, bắp cải xanh, su hào,… Sulforaphane hoàn toàn tự nhiên và vô cùng lành mạnh.

Các loại thực vật chứa Sulforaphane trong tự nhiên

Sulforaphane tồn tại dưới dạng tiền chất là Glucoraphanin, thuộc nhóm Glucosinolates bên trong các loài thực vật. Nhờ tác dụng của enzyme Myrosinase, chúng được chuyển đổi thành Sulforaphane.

Công dụng Sulforaphane và lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng 

Công dụng Sulforaphane là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong những năm gần đây về lĩnh vực sức khỏe – y học. Ngoài khả năng ngăn ngừa ung thư, Sulforaphane còn mang đến rất nhiều lợi ý ích khác.

Ngăn ngừa ung thư

Sulforaphane ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Tính đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về công dụng của Sulforaphane. Kết quả cho thấy, Sulforaphane – một isothiocyanate có nguồn gốc từ thực vật có khả năng chống lại các căn bệnh ung thư vô cùng hiệu quả:

Cơ chế hoạt động kháng lại ung thư của Sulforaphane là chúng sẽ điều chỉnh các chu kỳ tế bào của khối u bên trong cơ thể, quá trình chết rụng tế bào và quá trình tạo mạch máu. Đồng thời, chúng tăng cường các tế bào bảo vệ cơ thể giúp chống lại các tác nhân ung thư và ức chế sự thay đổi biểu sinh.

Kiểm soát tiểu đường tuýp 2

Trong cơ thể bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, các quá trình vận chuyển đường đi từ máu vào tế bào sẽ bị hạn chế rất nhiều. Điều đó làm cho việc duy trì lượng đường trong máu của bệnh nhân ở mức bình thường rất khó khăn.

Lúc này, nhờ công dụng Sulforaphane, mức đường huyết lúc đói sẽ giảm và sắc tố A1c được kiểm soát hiệu quả.

Khả năng kháng oxy hóa

Công dụng của Sulforaphane có khả năng kháng oxy hóa

Sulforaphane không thể trực tiếp tham gia vào các phản ứng oxy hóa khử trong điều kiện sinh lý. Tuy nhiên, nó sẽ giúp cơ thể tăng khả năng chống nhiễm độc của các tế bào và stress oxy hóa một cách gián tiếp.

Hỗ trợ bảo vệ da tránh khỏi tác động xấu của ánh nắng mặt trời

Làn da của con người mỗi ngày phải tiếp xúc với hàng tá tác nhân xấu từ môi trường như tia UV, khói bụi ô nhiễm,… Lúc này, phản ứng oxy hóa khử xảy ra và khiến làn da lão hóa một cách nhanh chóng.

Sulforaphane có khả năng bảo vệ da suốt 48 giờ và làm giảm đến 29% số lượng tế bào cháy nắng.

Điều trị bệnh nhân tự kỷ

Công dụng Sulforaphane còn được biết đến với khả năng chống lại các bất thường về sinh hóa và phân tử có liên quan đến bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó nó còn giúp cải thiện một số di truyền không liên quan.

Một thí nghiệm đã cho thấy, các bệnh nhân tự kỷ sau khi sử dụng Sulforaphane liên tục trong nhiều ngày, đã có sự cải thiện rõ rệt về hành vi ứng xử.

Điều trị vẩy nến

Sulforaphane có khả năng làm giảm sự biểu hiện và những thay đổi về hình thái da của bệnh nhân. Ngoài ra, hoạt chất này còn kích thích da phục hồi một cách nhanh chóng. Điều đó cho thấy, bệnh vẩy nến có thể điều trị tại chỗ bằng Sulforaphane.

Bảo vệ đường tiêu hóa

Trong một cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho thấy khoảng 50% dân số người trưởng thành trên toàn cầu nhiễm H.pylori và mắc các bệnh về dạ dày, tá tràng. Sulforaphane lại là hoạt chất có khả năng bảo vệ đường tiêu hóa khỏi vi khuẩn HP.

Hơn nữa, đối với các bệnh nhân mắc bệnh về dạ dày sau khi được điều trị bằng Sulforaphane trong 2 – 6 tháng thì nồng độ amoniac và giá trị ΔUBT đã cải thiện rất đáng kể.

Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng về cách bảo quản và chế biến

3 loại thực vật chứa hàm lượng Sulforaphane trong tự nhiên cao nhất là súp lơ xanh, mầm cải Brussel và cải bắp. Ngoài ra, hầu hết các loại rau thuộc họ cải đều chứa Sulforaphane. 

Chế biến rau cải đúng cách để không làm mất Sulforaphane

Tuy nhiên, hoạt chất này có đặc điểm là dễ bị phân hủy trong nhiệt độ cao, quá trình chế biến rau cải sẽ khiến dưỡng chất bên trong bị thất thoát. Vì vậy, trong quá trình chế biến và nấu ăn, bạn cần lưu ý một số điều sau

Tổng kết

Công dụng Sulforaphane đến nay đã được rất nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới nghiên cứu và công nhận. Với sự tiến bộ vượt bậc của nền y học ngày nay, Sulforaphane đã được áp dụng vào rất nhiều loại thực phẩm chức năng và thuốc điều trị bệnh. Hãy thêm nhiều rau cải vào khẩu phần ăn và chế biến đúng cách để cơ thể có khả năng chống chọi bệnh tật và tăng cường sức khỏe ngay hôm nay bạn nhé!

Exit mobile version