Bệnh táo bón là một tình trạng phổ biến, người ta ước tính rằng cứ 100 người trưởng thành thì có 16 người có triệu chứng táo bón.
Hầu hết trường hợp mắc táo bón sẽ nằm trong dạng bình thường, không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có những ca bệnh nặng hơn cần phải tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt bởi nó có thể là dấu hiệu cho những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Táo bón là gì?
Trước tiên, sẽ rất hữu ích nếu bạn hiểu điều gì đang xảy ra khi bạn bị táo bón. Hệ tiêu hóa của chúng ta về cơ bản là một ống dài, bắt đầu từ cổ họng và kết thúc ở trực tràng, với sự xoắn và xoay dọc theo đường đi. Khi thức ăn đến ruột già của bạn, nước trong thức ăn sẽ được hấp thụ – đó là khi các chất cặn bã, hoặc bất cứ thứ gì còn sót lại, trở thành phân.
Thông thường, phân đó sẽ được thải ra ngoài, nhưng khi bạn bị táo bón, phân đó sẽ tích tụ trong ruột kết – thường là đại tràng sigma, ở cuối hệ tiêu hóa ngay trước trực tràng. Nó có thể tạo ra cảm giác khó chịu và đầy hơi cho đến khi bạn có thể đi đại tiện. Trong khi đó, ruột kết của bạn tiếp tục kéo nước ra khỏi phân, làm cho phân trở nên cứng hơn.
Triệu chứng của táo bón thường sẽ bao gồm:
- Số lần đi nặng nhỏ hơn 3 lần một tuần
- Phân cứng, khô hoặc vón cục
- Phân khó đi hoặc đau khi đi ngoài
- Cảm giác như phân chưa hết
Tìm hiểu thêm về chứng táo bón: https://sulforaphane-lab.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-tao-bon-va-cach-dieu-tri/
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ cho chứng táo bón?
Mặc dù táo bón sẽ nhanh hết, nhưng đôi khi nó cũng có thể chuyển thành một tình huống nghiêm trọng hơn hoặc dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng trong ruột kết của bạn. Dưới đây là những triệu chứng mà bạn nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt, vì tình trạng táo bón của bạn đã chuyển từ trạng thái thông thường thành trường hợp khẩn cấp.
Có những cơn đau bụng dữ dội
Như đã đề cập, táo bón có thể siêu khó chịu. Nhưng nếu cảm giác khó chịu và chuột rút chuyển từ khó chịu đến đau nghiêm trọng, thì đã đến lúc bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp.
Loại đau đó cần được kiểm soát. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một người bị táo bón nặng nhưng cơn đau có thể không dữ dội bằng người chỉ bị táo bón vừa phải. Chính vì thế, chỉ có đi khám bác sĩ mới có thể biết được chính xác tình trạng của bạn.
Khi có máu trong phân của bạn
Nếu bạn đi được một lượng phân và có lẫn máu – hoặc bạn thấy máu trên giấy vệ sinh khi lau – hãy đến gặp bác sĩ. Mọi người đều nghĩ mình có thể bị trĩ, nhưng đó có thể là biểu hiện đầu tiên của ung thư đại trực tràng – loại ung thư phổ biến thứ 5 ở Việt Nam.
Tất nhiên, nhìn thấy máu trong bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh của bạn không đồng nghĩa là bạn đã mắc ung thư. Có thể có nhiều tình trạng khác ví dụ như bệnh viêm ruột (IBD), nứt hậu môn hoặc bệnh trĩ – đều là nguyên nhân khiến bạn nhìn thấy máu đỏ. Dù là bất cứ tình trạng nào, bạn vẫn cần đi khám với bác sĩ khi thấy dấu hiệu này.
Chưa đi vệ sinh trong một tuần
Nếu bạn mới bị táo bón và bạn không hoàn toàn chắc chắn về cách xử lý, hãy đi khám nếu tình trạng này kéo dài đến khoảng một tuần. Một tuần chưa có nghĩa là tình trạng táo bón của bạn đã trở thành trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, bạn cũng nên bắt đầu nhờ đến sự can thiệp của chuyên gia để không làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Quá lâu không đi nặng có thể dẫn đến tình trạng tống phân, nơi phân cứng lại và phình to đến mức bạn không thể đi tiêu được. Bệnh này phổ biến hơn ở những bệnh nhân cao tuổi và những người mắc các bệnh lý khác làm chứng táo bón của họ có thể nặng hơn, nhưng nó vẫn là một mối đe dọa với tất cả mọi người.
Với tình trạng này, bác sĩ có thể sẽ phải giúp bệnh nhân bằng cách dùng ngón tay bẻ phân. Nó không đặc biệt dễ chịu cho cả hai bên và nó có thể là một quá trình đau đớn. Hãy đi khám sớm nhất có thể bạn nhé!
Bị sốt
Bản thân bệnh táo bón không gây sốt. Nhưng nếu bạn nhận thấy mình vừa bị sốt và bị táo bón, thông thường, nó đang báo hiệu rằng bạn có thể mắc một bệnh gọi là viêm túi thừa.
Diverticulum là những túi nhỏ có thể hình thành trong ruột kết. Chúng thường không gây ra vấn đề gì, nhưng đôi khi chúng có thể bị viêm hoặc nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng gọi là viêm túi thừa. Từ đó, nó sẽ có khả năng cao gây ra một cơn sốt kèm theo đau bụng.
Ngay cả trong những trường hợp nhẹ, bạn có thể sẽ cần uống thuốc kháng sinh để điều trị viêm túi thừa. Những trường hợp nghiêm trọng có thể gây tắc nghẽn, chảy máu hoặc rách ruột kết – điều không mong muốn nhất. Chính vì thế, nếu bạn bị táo bón và phát sốt, nhất định phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
Gặp tình trạng nôn mửa
Nếu bạn bắt đầu nôn mửa trong khi bị táo bón, đó có thể là dấu hiệu cho thấy đại tràng của bạn bị tắc nghẽn nghiêm trọng, và bạn cần phải đi điều trị ngay lập tức. Nôn mửa và không có khả năng giữ lại thức ăn là một điều đáng lo ngại, có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tổng quan của bạn.
Phương án điều trị có thể diễn ra như thế nào?
Ngoài việc khám sức khỏe tổng quát và tìm hiểu tiền sử, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm để xem liệu có tình trạng tiềm ẩn gây táo bón nặng cho bạn hay không. Một số bệnh có nguy cơ chẳng hạn như đái tháo đường, suy giáp hoặc thiếu máu.
Trong khi đó, họ có thể đề nghị bạn dùng thuốc xổ hoặc thuốc nhuận tràng để giúp bạn đi tiêu. Tùy thuộc vào độ tuổi của bạn, sau khi bạn được làm sạch, họ có thể đề nghị nội soi ruột kết hoặc nội soi đại tràng để đảm bảo ruột kết của bạn khỏe mạnh. Nếu bạn bị sốt, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CAT để tìm ra nguyên nhân gây sốt cho bạn.
Tổng kết
Bệnh táo bón không chỉ gây ra nhiều nỗi bất tiện mà còn có thể kèm theo một số tình trạng khá nguy hiểm. Chính vì thế, để điều trị dứt điểm nỗi lo mang tên táo bón, Sulforaphane khuyên bạn hãy sắp xếp một buổi khám bệnh với bác sĩ nhé!