Bông cải xanh và bông cải trắng luôn được đặt lên bàn cân so sánh với nhau về thành phần dinh dưỡng cũng như công dụng mang lại cho sức khỏe con người của mỗi loại.
Cả hai loại bông cải xanh và bông cải trắng đều thuộc cùng một họ thực vật,chúng có chung một số điểm tương đồng về mặt dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe, cùng tìm hiểu kỹ qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa bông cải xanh và bông cải trắng
Cần định nghĩa súp lơ trước. Súp lơ tiếng anh gọi là cauliflower có 2 loại là cải súp lơ trắng và cải súp lơ xanh. Súp lơ xanh chính là tên gọi khác của bông cải xanh (tên tiếng Anh là broccoli), còn súp lơ trắng chính là bông cải trắng.
Cả hai loại thực phẩm này đều mang lại cho sức khỏe những công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại bông cải xanh có dinh dưỡng vượt trội hơn trắng một số điểm.
Thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh và bông cải trắng
Điểm tương đồng của hai loại bông cải
Cả hai loại bông cải đều có lượng calo rất thấp nhưng lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể con người.
Đây là hai loại rau chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Cả hai đều cung cấp cho cơ thể nguồn vitamin C dồi dào liên quan đến sự hình thành xương, chức năng miễn dịch và chữa lành vết thương. Hai loại bông cải còn chứa vi chất dinh dưỡng khác, bao gồm vitamin B-9, kali, đồng và mangan, selen…
Bông cải xanh và trắng đều giàu chất chống oxy hóa có công dụng giúp giảm tổn thương tế bào, giảm viêm và chống lại các căn bệnh mạn tính.
Cả hai loại bông cải này đều chứa hoạt chất sulforaphane và indole-3-carbinol chống oxy hóa có công dụng trong phòng chống ung thư.
Điểm khác biệt của hai loại bông cải
Tuy nhiên, bông cải xanh và bông cải trắng vẫn có sự khác biệt trong hàm lượng vi chất. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, cùng với một khẩu phần ăn, thì bông cải xanh chứa đến 90% hàm lượng vitamin C cần dùng trong ngày, trong khi bông cải trắng chỉ chứa 57%.
Lượng vitamin K bông cải xanh cung cấp là 77% hàm lượng cần dùng trong ngày trong khi bông cải trắng chỉ cung cấp 14%.
Bông cải trắng ở một khẩu phần cung cấp 14% lượng vitamin B5 và 12% lượng vitamin B6 cần dùng trong ngày, trong khi bông cải xanh chỉ cung cấp chưa tới 10% các vitamin này.
Bông cải trắng cung cấp các chất oxy hóa bao gồm axit protocatechuic, axit coumaric và axit vanillic. Còn bông cải xanh chứa nhiều lutein và zeaxanthin rất quan trọng đối với sức khỏe của đôi mắt.
Chế biến súp lơ xanh và trắng sao cho hiệu quả
Bông cải hoàn toàn có thể ăn sống được mà không cần thông qua các giai đoạn nấu nướng phức tạp nào. Bạn chỉ cần rửa thật kỹ đúng quy cách để loại bỏ sâu bọ và hàm lượng chất hóa học có thể gây hại cho cơ thể là được.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn bông cải theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu đang hoặc dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa thì tốt nhất nên hấp hoặc luộc chín trước khi ăn.
Cần chú ý hạn chế việc nấu bông cải xanh ở nhiệt độ quá cao có thể làm hao hụt rất nhiều lượng vitamin, đặc biệt là nhóm chất ngăn ngừa ung thư sẽ bị giảm, hoặc mất hết tác dụng.
Phần nào của bông cải cũng có thể sử dụng để chế biến món ăn được, nên bạn tránh mắc sai lầm khi chế biến là vứt bỏ cuống, lá của bông cải đi nhé. Bông cải xanh và bông cải trắng đều có thể được kết hợp vào một loạt các công thức nấu ăn.
Công dụng của bông cải xanh và bông cải trắng
Bông cải chứa một lượng chất chống oxy hóa tập trung như đã nói ở trên có khả năng giúp bảo vệ chống lại một số loại ung thư khác nhau như: ung thư dạ dày, vú, đại trực tràng, phổi và tuyến tiền liệt… đã được nhiều nghiên cứu chứng minh trên người thường xuyên ăn các loại rau họ cải như bông cải xanh và trắng.
Một nghiên cứu được thực hiện tại New York (Mỹ) ở trên 1950 phụ nữ cho thấy loại rau họ cải như bông cải xanh trắng giúp giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng đáng kể.
Bông cải xanh phòng ngừa ung thư: Ăn bông cải xanh thường xuyên cũng gây ức chế vi khuẩn helicobacter pylori (HP) là loại vi khuẩn chính gây loét dạ dày và phần lớn tác nhân gây ung thư ở dạ dày.
Thêm bông cải vào chế độ ăn hằng ngày có thể tăng cường sức khỏe tim mạch vì hai loại rau này đều cung cấp chất xơ dồi dào làm giảm mức cholesterol, huyết áp.
Một nghiên cứu của Nutrition Research cho thấy ăn bông cải xanh thường xuyên sẽ làm giảm lượng cholesterol LDL xấu có ở bên trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chất chống oxy hóa như sulforaphane, đã được chứng minh là giúp tăng cường sức khỏe của tim trong một số nghiên cứu trên động vật.
Chất xơ có trong bông cải xanh có thể hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp chúng ta tránh xa các vấn đề của hệ tiêu hóa.
Tổng kết
Không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người, bổ sung bông cải xanh và bông cải trắng vào bữa ăn cũng làm phong phú và đa dạng thực đơn và chế độ ăn uống của bạn và gia đình.
Tuy nhiên bất kỳ loại thực phẩm nào cũng vậy, Sulforaphane Lab khuyên bạn nên tránh làm dụng thực phẩm quá mức cho phép sẽ gây hại cho sức khỏe.
Đối với 2 loại bông cải này nếu ăn nhiều khi đang điều trị và sử dụng thuốc loãng máu, hàm lượng vitamin K có thể làm bất hoạt warfarin, gây nguy cơ tăng đông máu cực nguy hiểm cho người bệnh.
Chất xơ chứa nhiều trong súp lơ xanh dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi ăn sống. Bông cải cũng chứa hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout.
Đối với mẹ bầu đang mang thai và mẹ sau sinh, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và con nên ăn bông cải trong giới hạn cho phép và tham khảo ý kiến bác sĩ để có thực đơn ăn uống phù hợp.