Bệnh gan có lây không, để trả lời chính xác cho câu hỏi chúng ta cần phải phân biệt được về những bệnh lý liên quan đến gan khác nhau. Từ đó, hiểu rõ bệnh gan có lây hay không và có phải ai bị mắc bệnh gan cũng sẽ lây cho người khác.
Cách phân biệt “bệnh gan có lây không?”
Nếu một người sử dụng rượu, bia, các chất kích thích có cồn quá nhiều, tế bào gan sẽ bị hủy hoại và tổn thương, dần dần kéo theo đó là các chức năng khác của gan như thải độc, tổng hợp, chuyển hóa bị suy giảm nghiêm trọng.
Hậu quả dẫn đến một loạt các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan. Tuy nghiêm trọng như thế, nhưng những bệnh gan đã kể trên lại không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.
Viêm gan siêu vi (chủng A, B, C, D, E) là những bệnh lý về gan có khả năng lây nhiễm cao qua nhiều con đường khác nhau. Cần chú ý hơn nữa, tuy xơ gan và ung thư gan như đề cập ở trên thì không có khả năng lây nhiễm, cũng không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng các tác nhân dẫn đến xơ gan hay ung thư gan (ví dụ: virus viêm gan) thì có thể lây nhiễm.
Vậy bệnh gan có lây không, câu trả lời là có và tùy thuộc vào từng loại bệnh lý về gan khác nhau. Có 5 loại virus viêm gan siêu vi lây chính là: A, B, C, D và E. Ăn uống các loại thực phẩm không vệ sinh hoặc uống nguồn nước bị ô nhiễm thường dễ mắc phải viêm gan A và E. Bệnh gan chủng siêu vi B, C, D lây qua đường tiếp xúc với các dịch tiết của cơ thể người đã bị nhiễm bệnh trước đó, chẳng hạn như: truyền máu hoặc các sản phẩm máu của người nhiễm bệnh, các thủ thuật y tế dùng dụng cụ nhiễm khuẩn.
Các con đường lây nhiễm
Hiện nay bệnh lý viêm gan siêu vi B là bệnh lý về gan thường thấy và có khả năng lây truyền cao. Viêm gan B là một bệnh gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra, nó có thể gây ra cả bệnh cấp tính và mãn tính. Virus này xâm nhập vào gan và can thiệp vào các chức năng của gan làm phá hủy từ từ các chức năng sinh hoạt của nó.
Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của gan, nếu không cải thiện gan có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, tăng nguy cơ ung thư gan. Cụ thể viêm gan B lây truyền qua 3 con đường:
- Qua máu và các chế phẩm từ máu: Dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc dụng cụ pha chế thuốc; tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc vết thương hở của người bị bệnh; tiếp xúc với máu của người bệnh qua kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác.
- Đường tình dục: Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh, quan hệ tình dục đồng giới hoặc tiếp xúc với gái mại dâm không dùng biện pháp an toàn.
- Từ mẹ truyền cho con trong quá trình sinh nở.
Viêm gan B được xếp vào loại bệnh lý về gan rất nguy hiểm hiện nay vì nó là một bệnh lây nhiễm trong âm thầm, không có một triệu chứng quá rõ rệt trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, người nhiễm có thể không hề hay biết việc mình đã mắc bệnh.
Nhiều người bị viêm gan B không biết mình mang virus vì họ không cảm thấy hoặc không có triệu chứng bị bệnh. Tuy nhiên, những người này vẫn có thể lây nhiễm virus HBV cho cộng đồng rất cao.
Tham khảo: Những cách chữa bệnh gan nhiễm mỡ bạn cần biết
Những điều cần lưu ý về viêm gan B
- Virus viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong ít nhất 7 ngày. Trong thời gian đó, virus vẫn có thể gây nhiễm trùng nếu xâm nhập vào cơ thể của người không được vacxin bảo vệ.
- Thời gian ủ bệnh của virus viêm gan B trung bình là 75 ngày, nhưng có thể thay đổi từ 30 đến 180 ngày. HBV có thể được phát hiện trong 30-60 ngày sau khi nhiễm và có thể tồn tại và phát triển thành viêm gan siêu vi B mãn tính.
- Đối với những người bị nhiễm bệnh mãn tính, sẽ có nhiều nguy cơ phát triển bệnh gan nghiêm trọng sau này. Virus có thể âm thầm và liên tục tấn công gan trong nhiều năm mà không bị phát hiện.
Bệnh gan có lây không? Tương tự như bệnh lý viêm gan siêu vi B, viêm gan C cũng lây qua tất cả các con đường kể trên để trả lời cho câu hỏi bệnh gan có lây không. Tuy vậy, nguy cơ lây nhiễm viêm gan C theo đường tình dục hiếm hơn bệnh viêm gan B. Tình trạng lây nhiễm do mẹ truyền cho con đã có ghi nhận nhưng tỷ lệ cũng thấp hơn hẳn.
Bệnh viêm gan siêu vi C chủ yếu lây qua các đường: người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C; dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C; nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus, một số nguyên nhân khác như châm cứu, xăm mình, bấm lỗ tai… có dụng cụ hành nghề không đảm bảo an toàn.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Đối với các bệnh lý về gan không lây nhiễm nhưng rất dễ mắc do thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia y tế khuyến cáo cần kiểm soát tế bào Kupffer – nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh lý ở gan (gan nhiễm mỡ, viêm gan, suy giảm chức năng gan, xơ gan, ung thư gan…).
Để chủ động phòng tránh các bệnh lý viêm gan siêu vi lây nhiễm, mỗi người phải tìm hiểu kỹ về các con đường lây truyền chủ yếu của virus HBV. Cách duy nhất để xác nhận bị nhiễm viêm gan B là xét nghiệm máu. Nên chủ động tiêm phòng vacxin, đặc biệt là tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt.
Tổng kết
Ngoài ra, việc có một chế độ ăn uống hợp lý cũng có công dụng chống lại bệnh ung thư gan do những bệnh lý về gan gây ra.
Cụ thể, việc thường xuyên ăn bông cải xanh (loại rau chứa dồi dào hàm lượng sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả) có thể giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư gan – theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Illinois (Mỹ).
Trong nghiên cứu này, họ phân tích trên chuột để tìm hiểu tác dụng của hợp chất sulforaphane có nhiều trong bông cải xanh, súp lơ hay cải mầm Brussel đối với tác nhân gây ung thư gan. Kết quả cho thấy những con chuột khi được bổ sung sulforaphane vào chế độ ăn thì số lượng nốt sần gây ra ung thư gan cũng giảm đi.
Hiện tại, tuy chưa lý giải được một cách chính xác nhất cơ chế hoạt động của hoạt chất sulforaphane này, nhưng nghiên cứu vẫn chỉ ra rõ nó đã mang lại sự cân bằng cho gan, trong đó có việc giảm hấp thụ các chất béo xấu.
Bệnh gan có lây không? Câu trả lời là có nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng bệnh lý này. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của Sulforaphane, hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin tham khảo hữu ích.