1 cây súp lơ xanh bao nhiêu calo, súp lơ xanh là loại rau tốt cho sức khỏe và có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau cho bữa ăn gia đình.
Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 1 cây súp lơ xanh bao nhiêu calo, súp lơ xanh có tác dụng gì đối với sức khoẻ và cách ăn súp lơ xanh hiệu quả qua bài viết dưới dưới đây nhé!
100g súp lơ xanh bao nhiêu calo?
Súp lơ xanh hay còn gọi là bông cải xanh (broccoli) là loại rau được ưa chuộng sử dụng hiện nay của nhiều người bởi chúng mang đến nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào với nhiều công dụng cho sức khỏe. Cụ thể, theo Cơ sở Dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia USDA, giá trị dinh dưỡng của 100g súp lơ xanh sống có khoảng:
- Năng lượng: 34 calo
- Cacbohidrat: 6.64g
- Đường: 1.7g
- Chất xơ: 2.6g
- Chất béo: 0.37g
- Chất đạm: 2.82g
- Nước: 89.30g
- Vitamin C: 89.2mg ( 07%)
- Vitamin K: 101.6 ug (97%)
- Canxi: 47mg (5%)
- Sắt: 0.73mg (6%)
100g súp lơ xanh luộc bao nhiêu calo, thì chúng chứa khoảng 50 calo cũng khá ít so với những loại thực phẩm khác.
Súp lơ xanh chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin C, K, A, B9, kali, mangan, photpho giúp tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi cơ thể sau những tổn thương và tốt cho xương khớp.
Thành phần dinh dưỡng trong súp lơ xanh
Vitamin C trong súp lơ xanh là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cải thiện chức năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và sức khỏe của làn da.
Chất xơ cao có trong súp lơ xanh có thể đóng một vai trò trong phòng chống béo phì hiệu quả, rất tốt cho người luyện tập thể thao.
Vitamin K1 có trong súp lơ xanh khá cao có vai trò quan trọng đối với quá trình đông máu và có thể thúc đẩy sức khỏe của hệ xương khớp.
Vitamin B9 trong loại thực phẩm này cần thiết cho sự phát triển mô và chức năng tế bào bình thường của thai nhi đối với phụ nữ mang thai
Carbohydrate trong súp lơ xanh bao gồm chất xơ và đường. 91gr súp lơ xanh thô cung cấp 2,3 gram chất xơ, chiếm khoảng 5 – 10% giá trị hàng ngày.
Loại rau này còn có chỉ số đường huyết (GI – Glycemic index) thấp, GI < 25 nên rất thích hợp cho người ăn kiêng và người bệnh tiểu đường, giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, thích hợp bổ sung vào thực đơn của bệnh nhân tiểu đường
Súp lơ xanh không chứa cholesterol và chứa rất ít chất béo, cung cấp 1 lượng nhỏ omega 3 ở dạng axit alpha-linolenic (ALA) giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và ngăn ngừa các mảng xơ vữa trong động mạch.
100g súp lơ xanh cung cấp 2.82g chất đạm tốt hơn nhiều lần những loại đạm được nạp từ động vật.
Công dụng của súp lơ xanh đối với sức khỏe
Trong súp lơ xanh chứa hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tương tự như nhiều loại rau củ quả khác, súp lơ xanh chứa nhiều chất xơ hỗ trợ quá trình loại bỏ các chất độc hại của gan đồng thời giúp cơ thể dễ dàng bài tiết chúng ra ngoài hơn, hạn chế tình trạng táo bón xảy ra.
1 cây súp lơ xanh bao nhiêu calo bạn đã biết, súp lơ xanh có rất ít calo, đường và carbohydrate thấp chất xơ và các vitamin dồi dào nên là loại thực phẩm thuộc top hỗ trợ giảm cân.
Vitamin dồi dào trong súp lơ xanh có tác dụng chống lão hóa da, giúp da chống chọi với các tác nhân từ môi trường đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo của làn da.
Hoạt chất sulforaphane có trong súp lơ xanh có công dụng tăng cường DNA methylation thúc đẩy các tế bào hoạt động tốt hơn và điều hòa huyết áp.
Súp lơ xanh là một trong những loại thực phẩm vàng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vì nó có chứa indole-3-carbinol hay còn gọi là I3C chất chống oxy hóa. Sulforaphane và I3C là hai thành phần giúp giảm nguy cơ ung thư vú và các loại bệnh liên quan đến sinh sản ở nam và nữ.
Hàm lượng vitamin C, K, omega-3 cùng nhiều chất chống oxy hóa có trong súp lơ xanh góp phần loại bỏ các mảng bám tích tụ trong động mạch, mạch máu, giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể và nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp.
Tác hại của súp lơ xanh khi sử dụng sai cách
Súp lơ xanh chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đa dạng nhưng vẫn có một số lưu ý cần nhớ khi ăn nó để tránh lợi bất cập hại.
Súp lơ xanh không dùng chung với sữa, vì sữa là thức uống có hàm lượng đạm cao, súp lơ xanh sẽ làm giảm bớt giá trị dinh dưỡng và thậm chí còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể của sữa.
Súp lơ xanh không nên dùng chung với bí ngòi và dưa leo vì chúng giàu vitamin C, trong khi bí ngòi và dưa leo có chứa các enzyme phân hủy vitamin C, khiến cơ thể khó hấp thụ.
Gan bò và gan lợn không được dùng chung với súp lơ xanh vì chứa hàm lượng đồng có thể gây oxy hóa vitamin C có trong súp lơ xanh, từ đó làm mất đi hàm lượng chất dinh dưỡng từ loại rau này.
Chất xơ trong súp lơ xanh giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa nhưng nó lại không dành cho người có dạ dày kém. Người mắc bệnh dạ dày ăn súp lơ xanh nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây kích thích đường tiêu hóa.
Súp lơ xanh có vị ngọt, tính mát nên những người bị thiếu hụt tỳ vị (tỳ vị yếu kém) không nên ăn nhiều để tránh gặp phải phản ứng khó tiêu.
Mẹ bầu ở cuối thai kỳ ăn quá nhiều súp lơ xanh dễ sinh khí, nếu tiêu thụ lượng lớn có thể gặp các dị ứng với biểu hiện ngứa sưng mặt, khó thở…
Tổng kết
1 cây súp lơ xanh bao nhiêu calo, thì chúng chứa khá ít calo nhưng lại có nhiều tác dụng như Sulforaphane đã thông tin. Mọi người nên chọn mua súp lơ xanh và sử dụng theo mùa vụ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh ăn trái vụ, nhiều thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Súp lơ ăn sống là tốt nhất, nhưng nếu bạn không ăn sống được thì có thể chế biến loại rau này, tuy nhiên để giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng, bạn nên luộc hấp nó ở nhiệt độ vừa phải trong 1-3 phút để tối ưu được dưỡng chất.
Tham khảo bài viết: Thành phần dinh dưỡng và 100g bông cải xanh bao nhiêu calo?