Súp lơ trắng và xanh ăn sống được không, hai loại thực phẩm này là những loại cây thuộc họ gì, chúng giống hay khác nhau?
Hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cũng như những lầm tưởng mà mọi người đang gặp phải về súp lơ trắng và xanh ăn sống được không qua bài viết dưới đây.
Thông tin về súp lơ trắng và xanh
Có hai loại súp lơ phổ biến là súp lơ trắng và súp lơ xanh. Cả hai loại thực phẩm này đều có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải thuộc loài Brassica Oleracea, họ cải mọc quanh năm và gieo giống bằng hạt.
Thành phần dinh dưỡng trong súp lơ trắng
- Vitamin: Vitamin A – 175 IU, Vitamin C – 90 mg, Niacin – 0,8 mg, Folate – 51 mcg, Thiamin – 0,8 mg, Acid pantothenic – 0,8 mg, Vitamin B6 – 0,25 mg
- Khoáng chất: Kali – 354 mg, Sodium – 29 mg, Canxi – 40 mg, Photpho – 71 mg, Magiê – 24 mg, Sắt – 0,89 mg. Ngoài ra có chứa một lượng nhỏ selen, đồng, mangan, kẽm.
- Súp lơ trắng giàu vitamin A, C, canxi và chứa một lượng nhỏ selen, mangan đồng và kẽm. Đây cũng là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe, kết cấu tốt và dễ kết hợp với các thực phẩm khác.
Thành phần dinh dưỡng trong súp lơ xanh
- Trong súp lơ xanh có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin C, K, A, B9, kali, mangan, photpho giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện gan, phục hồi cơ thể sau những tổn thương và tốt cho xương khớp đặc biệt là ở người trưởng thành.
- Phần lớn lượng tinh bột có trong súp lơ xanh đều là chất xơ. Vì thế, nó rất tốt cho tim mạch.
- Các hợp chất thực vật tự nhiên khác trong súp lơ xanh như carotenoid cũng có lợi cho sức khỏe. Chúng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại nhiều loại bệnh lý khác nhau.
- Beta-carotene và vitamin C chứa trong súp lơ xanh là những chất chống oxy hóa quan trọng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm đục thủy tinh thể, bệnh tim và phòng chống ung thư.
Súp lơ xanh nở hoa có ăn được không?
Súp lơ xanh nở hoa là loại súp lơ bắt đầu xuất hiện phần hoa nhỏ li ti màu vàng nghĩa là nó đang bắt đầu quá trình phân hủy, nếu ăn phải cơ thể gây ra những nguy hiểm không đáng có cho cơ thể.
Bên cạnh đó bạn cần chú ý những cây súp lơ đã xuất hiện những đốm nấm mốc bị đổi sang màu vàng thì phải cắt bỏ phần này đi. Nhưng thật sự thì khi súp là đã chuyển sang nấm mốc dù là một phần cũng nên vứt bỏ đi vì nó sẽ gây hại cho sức khỏe và thậm chí là khiến bạn có thể bị ngộ độc.
Súp lơ trắng và xanh ăn sống được không?
Súp lơ trắng và xanh ăn sống được không? Câu trả lời hoàn toàn là có bạn nhé, hai loại rau này ăn sống rất tốt là đằng khác.
Súp lơ trắng ăn sống được không?
Súp lơ trắng sống có nhiều hơn 30% protein và nhiều chất chống oxy hóa so với các loại khác, nên khi ăn súp lơ trắng sống có thể lấy tối đa lượng chất chống oxy hóa.
Ngoài việc súp lơ trắng hoàn toàn có thể ăn sống, bạn cũng có thể ăn súp lơ trắng theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu đang hoặc dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa thì tốt nhất nên hấp hoặc luộc chín trước khi ăn.
Tuy nhiên, để hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng trong súp lơ trắng tốt nhất là nên hấp cách thủy.
Súp lơ xanh ăn sống được không?
Câu trả lời là súp lơ xanh hoàn toàn có thể ăn sống được mà không cần thông qua các giai đoạn nấu nướng phức tạp nào.
Để ăn sống bạn cần rửa thật kỹ súp lơ xanh trực tiếp dưới vòi nước sau đó ngâm chúng trong nước muối có trộn một muỗng bột năng (hoặc baking soda) từ 5-10 phút để loại bỏ sâu bọ và hàm lượng chất hóa học có thể gây hại cho cơ thể.
Người bị đau dạ dày không nên ăn quá nhiều bông cải xanh đặc biệt là ăn sống tuy nhiên cần hạn chế việc nấu súp lơ xanh ở nhiệt độ quá cao có thể làm hao hụt rất nhiều lượng vitamin, đặc biệt là nhóm chất ngăn ngừa ung thư sẽ bị giảm, hoặc mất hết tác dụng.
Hấp nó trong 1-3 phút dưới 284oF (140oC) có thể là cách tối ưu hóa được lượng sulforaphane khi nấu ăn, để bông cải xanh giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng.
Tham khảo bài viết: Sulforaphane là gì? Cơ chế hoạt động và lợi ích mang lại
Súp lơ xanh có tác dụng gì?
Công dụng của vitamin và khoáng chất trong súp lơ xanh
Sử dụng súp lơ xanh khiến tình trạng đề kháng insulin được cải thiện đáng kể ở những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Chất xơ có trong súp lơ xanh giúp giảm lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Ăn súp lơ xanh làm giảm đáng kể nồng độ triglyceride và LDL cholesterol mà còn tăng nồng độ HDL cholesterol có lợi từ đó loại bỏ các nguy cơ về bệnh tim mạch cũng như xơ vữa mạch máu.
Súp lơ xanh chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ hàng rào lợi khuẩn và ổn định chức năng của hệ tiêu hóa, giúp làm mềm phân, dễ đại tiện và phòng ngừa táo bón.
Vitamin C trong súp lơ xanh nâng cao hiệu quả làm việc của hệ miễn dịch, việc cung cấp 100 – 200mg vitamin C giúp ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng.
Vitamin C và canxi trong súp lơ xanh giảm nguy cơ mắc bệnh nha chu. Kaempferol có tác dụng bảo vệ răng miệng khỏi bệnh lý này. Ăn súp lơ xanh giúp loại bỏ các mảng bám và làm trắng răng
Phospho, kẽm, vitamin A, C, K và canxi có trong loại rau này góp phần bảo vệ hệ xương của cơ thể.
Nghiên cứu trên chuột cho thấy, chiết xuất từ súp lơ xanh làm giảm tỉ hình thành và phát triển ung thư da do tia UV gây ra.
Công dụng của sulforaphane trong súp lơ xanh
Súp lơ xanh chứa Kaempferol (là một flavonoid) có tác dụng chống viêm hiệu quả được được nghiên cứu.
Một số hợp chất trong súp lơ xanh đặc biệt là sulforaphane có thể giúp giảm tổn thương mãn tính của một số mô trong cơ thể, giảm nguy cơ ung thư ở một số cơ quan như ung thư vú, tuyến tiền liệt, dạ dày, thận, bàng quang.
Một nghiên cứu trên 960 người lớn tuổi sử dụng súp lơ xanh hàng ngày cải thiện trí nhớ đáng kể và giảm hiện tượng lão hóa của hệ thần kinh. Sulforaphane có hoạt tính sinh học mạnh giúp tăng cường trao đổi oxy và chức năng của não bộ.
Nghiên cứu cho thấy sulforaphane giúp cải thiện quá trình lão hóa thông qua tăng cường biểu hiện các gen chống oxy hóa.
Như vậy, câu hỏi đặt ra súp lơ trắng và xanh ăn sống được không đã được Sulforaphane Lab trả lời đầy đủ cho mọi người.
Ngoài ra hai loại rau này là những “siêu thực phẩm” đối với sức khỏe, bạn nên cân nhắc đưa nó vào thực đơn hằng ngày cho gia đình để nâng cao sức khỏe.