Bệnh gan và tiểu đường có thể điều trị thông qua cơ chế nào của hợp chất tự nhiên Sulforaphane? Hàm lượng Sulforaphane dồi dào có ở những thực phẩm nào?
Quá trình điều trị bệnh gan và tiểu đường là không hề dễ dàng. Nhưng quá trình này có thể được hỗ trợ bằng Sulforaphane – một hợp chất tự nhiên giàu lưu huỳnh. Vậy cơ chế nào của Sulforaphane có thể mang lại công dụng tuyệt vời đến vậy? Bài viết dưới đưa ra câu trả lời cho thắc mắc này.
Công dụng của hoạt chất Sulforaphane
Paul Talalay, MD, nhà dược học nổi tiếng thế giới cùng với đồng nghiệp đã công bố một nghiên cứu vào năm 1992 về Sulforaphane. Với bài nghiên cứu này, Sulforaphane lần đầu được biết tới với công dụng ngăn ngừa ung thư đáng kinh ngạc.
Không dừng lại ở đó, hoạt chất này còn có rất nhiều những lợi ích khác cho cơ thể đã được minh chứng trên nhiều tạp chí y khoa như:
- Cải thiện chỉ số LDL-cholesterol
- Cải thiện chứng suy giảm trí nhớ
- Cải thiện chứng tự kỷ
- Cải thiện bệnh tâm thần phân liệt
- Cải thiện tình trạng táo bón
Khi nghe về những công dụng quý báu trên của Sulforaphane đối với cơ thể, chắc hẳn nhiều người đã lầm tưởng rằng Sulforaphane rất khó hoặc đắt để sử dụng. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược với nhận định này.
Sulforaphane thường được tìm thấy ở trong các loại rau họ cải rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Hoạt chất này thuộc nhóm hóa chất thực vật hay các hợp chất chống bệnh tật trong thực vật gọi là isothiocyanate. Tuy nhiên, Sulforaphane chỉ được sản sinh khi có sự phản ứng của hai enzyme Myrosinase và glucoraphanin.
Sulforaphane điều trị bệnh gan
Thuật ngữ “bệnh gan” đề cập đến bất kỳ sự rối loạn hoặc biểu hiện bất thường nào của gan. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương tạo thành nhiều dải xơ (sẹo) ở gan. Từ đó, chức năng gan có thể bị suy giảm, đe dọa đến tính mạng.
Có nhiều loại bệnh về gan, trong đó có 4 loại chính:
- Các bệnh do vi rút gây ra, chẳng hạn như viêm gan A , viêm gan B và viêm gan C
- Các bệnh do thuốc, chất độc, hoặc uống quá nhiều rượu. Ví dụ như bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan .
- Ung thư gan
- Các bệnh di truyền, chẳng hạn như bệnh huyết sắc tố và bệnh Wilson
Sulforaphane được cho là điều trị bệnh gan, cải thiện chức năng gan bằng cách tăng cường cơ chế bảo vệ của gan như:
- Giải độc: Sulforaphane có thể thúc đẩy sự sản sinh của những loại men chuyển hóa trong cơ thể để biến những chất độc hại thành vô hại. Do vậy, Sulforaphane còn được biết đến như một hoạt chất có thể phòng chống ung thư gan.
- Chống oxy hóa: Sulforaphane có tác dụng chống oxy hóa. Từ đó có thể ức chế các gốc tự do và sự phát triển của các tế bào không mong muốn ví dụ như tế bào ung thư.
Sulforaphane điều trị bệnh tiểu đường
Tiểu đường còn được biết đến với thuật ngữ đái tháo đường. Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng biểu hiện ở lượng đường trong máu luôn ghi nhận với mức cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân có thể là do sự thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả hai, dẫn đến rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.
Mục tiêu trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường là hạ chỉ số HbA1c xuống dưới mức 6,5%. Đây là một chỉ số thông dụng về chuyển hóa glucose bất thường, giúp phản ánh tình trạng kiểm soát đường của bệnh nhân giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi.
Điều đáng mừng là Sulforaphane có khả năng làm giảm chỉ số HbA1c. Kết quả này đã được kiểm chứng thông qua một nghiên cứu đối với bệnh nhân đái tháo đường typ II. Sau 12 ngày, sử dụng Sulforaphane, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mức đường huyết lúc đói và HbA1c của bệnh nhân đã thấp đi đáng kể.
Vì vậy, việc uống liên tục Sulforaphane dự kiến sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường týp II. Ngoài ra, trong nghiên cứu này, các xét nghiệm tế bào cũng đã xác nhận tác dụng cải thiện sản xuất glucose và rối loạn dung nạp glucose ở tế bào gan.
3 thực phẩm có hàm lượng Sulforaphane dồi dào
Bệnh gan và tiểu đường có thể được điều trị và cải thiện đáng kể bằng hoạt chất Sulforaphane. Chính vì thế, hoạt chất này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu khuyên dùng. Vậy có thể sử dụng Sulforaphane qua những thực phẩm nào?
Bông cải xanh
Nghiên cứu cho thấy, mầm cải xanh có thể cung cấp hàm lượng Sulforaphane lớn gấp nhiều lần so với bông cải xanh trưởng thành. Với khẩu phần ăn 100g mầm bông cải xanh, cơ thể sẽ được hấp thụ khoảng 250mg Sulforaphane Glucosinolate.
Một lưu ý nhỏ đối với loại rau này là không nên sử dụng phương pháp chế biến với nhiệt độ quá cao như luộc. Thay vào đó bạn có thể hấp để có được hàm lượng Sulforaphane cao nhất mà vẫn đem lại cảm giác ngon miệng.
Mầm cải Brussel
Mầm cải brussel thuộc họ cải (Brassica). Theo tính tính toán, một khẩu phần ăn 44g mầm cải Brussel sẽ chứa khoảng 104 mg glucosinolates.
Tuy nhiên, giống như bông cải xanh, lượng Sulforaphane có thể giảm 18-59% khi luộc rau họ cải 9-15 phút. Ngoài phương pháp hấp, bạn còn có thể chế biến với lò vi sóng để cho ra nhiều Sulforaphane hơn.
Cải bắp
Trong các loại cải bắp hiện nay, Savoy ( cải lá xoăn) và bắp cải đỏ được cho là có khả năng cung cấp nhiều Sulforaphane hơn cả. 45g cải bắp Savoy xắt nhỏ tương đương với xấp xỉ 29mg Sulforaphane được đưa vào cơ thể.
Các loại cải trên đều không hiếm và rất dễ tìm thấy trong các siêu thị, chợ,… Thậm chí bạn còn có thể mua hạt giống và tự trồng chúng ở sau vườn. Việc này vừa có thể tiết kiệm chi phí hơn vừa đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả gia đình.
Tổng kết
Sulforaphane có đem các lợi ích sức khỏe khác nhau và có thể giúp cơ thể ngăn ngừa cũng như là cải thiện bệnh gan và tiểu đường. Hãy bắt đầu sử dụng Sulforaphane kết hợp cùng các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cơ thể bạn nhé!