Sulforaphane
  • Câu chuyện Sulforaphane
  • Cộng đồng nghiên cứu
  • Công dụng hoạt chất
    • Cải thiện gan
    • Hỗ trợ hô hấp
    • Phòng ngừa ung thư
    • Hỗ trợ dạ dày
    • Hỗ trợ tiểu đường
    • Hỗ trợ giảm cân
    • Khác
  • Sự kiện – Tin tức
  • Bằng chứng khoa học
  • Tham gia SulLab
Tìm kiếm
Đóng

Hội chứng suy giảm trí nhớ hay quên ở người trẻ

Ban biên tập Admin SulLab
Biên tập và tổng hợp

Sullab Admin

Mục lục

  • Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi là gì?
  • Triệu chứng hay quên ở người trẻ
  • Chứng suy giảm trí nhớ hay quên ở người trẻ có nguy hiểm không?
  • Nguyên nhân suy giảm trí nhớ hay quên
  • Điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ
  • Điều trị suy giảm trí nhớ hay quên: Sắp xếp công việc khoa học
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng
  • Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi là gì?
  • Triệu chứng hay quên ở người trẻ
  • Chứng suy giảm trí nhớ hay quên ở người trẻ có nguy hiểm không?
  • Nguyên nhân suy giảm trí nhớ hay quên
  • Điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ
    • Điều trị suy giảm trí nhớ hay quên: Sắp xếp công việc khoa học
    • Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Suy giảm trí nhớ hay quên ở người trẻ theo những thống kê y tế gần đây cho thấy đang tăng dần qua từng năm với con số đáng báo động. 

Điều này đã chứng minh hội chứng hay quên trước đây quan niệm chỉ có ở người già thì hiện tại nó đã không né tránh một ai. Vậy biện pháp để khắc phục suy giảm trí nhớ hay quên ở người trẻ tuổi như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

hoi-chung-suy-giam-tri-nho-hay-quen-o-nguoi-tre-so-1.jpg
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi là gì?

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi là gì?

Suy giảm trí nhớ là chứng bệnh liên quan đến chức năng của não bộ là cho quá trình truyền thông tin và lưu giữ trí nhớ về não bị suy giảm hoặc ngừng trệ. Suy giảm trí nhớ còn được gọi là chứng suy giảm nhận thức, suy giảm chức năng nhận thức hay hội chứng. 

Nếu hội chứng này kéo dài và không được chữa trị thì theo thời gian sẽ gây ra chứng sa sút trí tuệ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí là Alzheimer gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.

Theo một thống kê của báo VnExpress thực hiện, có tới 83% độc giả dưới 45 tuổi rơi vào tình trạng trí nhớ bị suy giảm,  trong số đó có đến 20-30% ở độ tuổi dưới 30. 

Có 2 nhóm đối tượng thường gặp phải tình trạng giảm trí nhớ ở người trẻ là nhân viên văn phòng với nhiều áp lực công việc và phụ nữ sau sinh thay đổi nội tiết tố.

Triệu chứng hay quên ở người trẻ

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ thường không có những biểu hiện ra bên ngoài quá nghiêm trọng nên hầu như nhiều người bỏ qua đến khi chứng chứng đãng trí diễn tiến nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, học tập hàng ngày và nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác thì có khi đã quá muộn. 

Vì vậy khi có những triệu chứng của bệnh hay quên thì phải lưu ý và chủ động phòng ngừa ngay:

Người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng nói trước quên sau, muốn nói câu gì nhưng không tìm được từ để diễn tả hoặc dùng không đúng từ phù hợp, định nói hay làm gì nhưng lại quên khuấy đi và không thể nhớ ra. 

Người bệnh quên các sự kiện đã hoặc mới xảy ra đối với bản thân, người khác nhớ làm việc gì cũng sẽ quên lãng đi, hoàn toàn không nhớ. 

Người mắc hội chứng hay quên sẽ quên vị trí đồ vật hằng ngày như ví, điện thoại, mũ,… quên mật khẩu thẻ ngân hàng, điện thoại, máy tính… Người bệnh cũng sẽ bị giảm khả năng phán đoán và đưa ra quyết định. 

Các em học sinh khi mắc chứng hay quên sẽ khó có thể ghi nhớ một bài học mới, một sự kiện hay một thông tin nào đó được giáo viên truyền đạt. Các em sẽ cảm thấy khó khăn trong việc tập trung, lập kế hoạch, giải bài tập liên quan đến con số. 

hoi-chung-suy-giam-tri-nho-hay-quen-o-nguoi-tre-so-2.jpg
Chứng suy giảm trí nhớ hay quên ở người trẻ có nguy hiểm không?

Chứng suy giảm trí nhớ hay quên ở người trẻ có nguy hiểm không?

Ai cũng nghĩ chứng suy giảm trí nhớ hay quên ở người trẻ rất đơn giản và không gây hệ lụy gì, nhưng trên thực tế nó rất đáng lo ngại và nguy hiểm nếu không được chữa trị thì sẽ dẫn đến các việc các hoạt động của cá nhân bị suy yếu dần, không thể nhớ được thông tin mới, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, suy giảm khả năng phán đoán… 

Nặng hơn người bệnh sẽ bị mất trí nhớ hoàn toàn, mất khả năng vận động và phản xạ cùng các biến chứng: mất nước, kém dinh dưỡng, viêm phổi, loét da… cuối cùng là dẫn đến tử vong vì bệnh nhiễm trùng.

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ hay quên

Hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ do nguyên nhân gì? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ, cụ thể là:

  • Stress, căng thẳng, áp lực công việc và học tập, ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc khiến cho não bộ bị quá tải, dẫn đến suy yếu và hình thành nên chứng hay quên.
  • Mất ngủ, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ kém chất lượng khiến cho tế bào não bộ không được phục hồi sau một ngày làm việc, học tập sẽ dẫn đến chứng bệnh hay quên hoặc mất trí nhớ ngắn hạn. 
  • Người có lối sống bừa bãi, không khoa học cũng gián tiếp dẫn đến hội chứng hay quên. Việc công nghệ 4.0 phát triển, khiến nhiều người trẻ vào các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính, não lười vận động, lười ghi nhớ dẫn đến chứng hay quên. 
  • Thực phẩm bẩn, chế biến sắn với nhiều chất hóa học, chất bảo quản và phụ gia làm sinh ra nhiều gốc tự do tạo áp lực lên não bộ, gây suy giảm trí nhớ cho người trẻ. 

Điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Để phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ cũng như cải thiện khả năng ghi nhớ thì người trẻ cần lưu ý một số phương pháp sau:

Điều trị suy giảm trí nhớ hay quên: Sắp xếp công việc khoa học

Tự lượng sức mình để sắp xếp công việc phù hợp nhất cho bản thân trong ngày, tránh làm việc quá tải dẫn đến mất sức vì thói quen làm việc với khối lượng lớn chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ. 

Trong ngày cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc – làm cho giấc ngủ chất lượng hơn vì khi ngủ là khoảng thời gian cho cơ thể phục hồi và thải độc tố. Lúc này, các sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin, chuyển thông tin đó đến vỏ não và lưu giữ lại.

hoi-chung-suy-giam-tri-nho-hay-quen-o-nguoi-tre-so-3.jpg
Bổ sung những thực phẩm lành mạnh cải thiện trí nhớ

Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Bổ sung những thực phẩm lành mạnh giàu axit béo omega-3 có trong thịt cá; giàu vitamin như nấm, ngũ cốc, sữa; giàu choline có trong các loại trứng gia cầm nhằm chống suy giảm chức năng và lão hóa các tế bào não. 

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng nên bổ sung đa dạng các loại rau củ giàu khoáng chất và nhiều loại vitamin vào thực đơn để giúp cho não bộ và cơ thể khỏe mạnh hơn như các loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh, dưa leo, cà rốt, rau bina, củ dền.

Bạn cũng nên hạn chế ăn nhiều mỡ động vật có chứa hàm lượng cholesterol cao, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ; Có thể loại bỏ hoàn toàn chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga chứa nhiều đường tinh luyện ra khỏi thực đơn của mình.

Sulforaphane nhận thấy ngoài việc có lối sống khoa học, thực đơn cân bằng dinh dưỡng thì người mắc phải chứng suy giảm trí nhớ hay quên nên có những hoạt động rèn luyện trí não như tăng cường đọc sách, học ngoại ngữ mới để khiến trí não phát triển tốt và hạn chế sa sút trí tuệ hiệu quả.

Bài viết liên quan

  • Phương pháp chữa bệnh tự kỷ ở trẻ em và vai trò...

    Ngày đăng: 2022.08.27
    Cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhàVai trò của cha mẹ...
  • Phương pháp luyện tập và cách chữa bệnh tự kỷ ở trẻ...

    Ngày đăng: 2022.08.27
    Định nghĩa bệnh tự kỷ ở trẻ em Phân loại tự kỷ ở...
  • Biểu hiện và cách chữa bệnh tự kỷ ở người lớn

    Ngày đăng: 2022.08.27
    Chứng tự kỷ ở người lớn là gì? Nguyên nhân bệnh tự kỷ...
  • Chia sẻ kinh nghiệm cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ

    Ngày đăng: 2022.08.27
    Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhàChữa lành não bộ cho...
  • Danh sách chữa bệnh tự kỷ ở đâu uy tín, hiệu quả

    Ngày đăng: 2022.08.27
    Cách chữa trị bệnh tự kỷ ở người lớn và trẻ emĐiều...

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TIN MỚI

SULFORAPHANE LAB

  • 106 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • 0846674866
  • sulforaphanelab@gmail.com
  • Chính sách bảo mật
  • Quy định vận hành
  • Chúng tôi là ai?
  • Hội đồng nghiên cứu

© All rights reserved - Bản quyền thuộc về SulforaphaneLAB

Go to mobile version