Chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ hiện nay do những nguyên nhân gì gây nên và nó có gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh hay không?
Ngoài ra sau Covid-19 thì có ảnh hưởng gì đến trí nhớ của mỗi người và chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ có phải hoàn toàn do hậu Covid hay không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ hiện nay
Quá trình ghi nhớ là một điểm trong chuỗi hình thành trí nhớ ở mỗi người giúp họ lưu giữ những thông tin của chính bản thân mình cũng như môi trường xung quanh.
Hiện tượng não bộ suy giảm chức năng hoặc quá trình vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ được coi là hội chứng suy giảm trí nhớ hay còn được gọi là suy giảm chức năng nhận thức.
Suy giảm trí nhớ có khi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng nó cũng có thể kéo dài, gây sa sút trí tuệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Căng thẳng, áp lực trong công việc và học tập là những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Ngoài ra một nguyên nhân lớn hiện nay chính là suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi do hậu covid-19 gây ra.
Suy giảm trí nhớ hậu covid là gì?
Theo thống kê, có đến 60-80% người gặp phải vấn đề suy giảm trí nhớ, sương mù não là một trong những triệu chứng thần kinh phổ biến nhất được ghi nhận sau Covid-19. Sương mù não không phải là bệnh lý, đây là tình trạng gây ra sự khó chịu về tinh thần như mệt mỏi, kém tập trung, hay quên.
Sương mù nào có thể ảnh hưởng đến chức năng điều hành và khả năng xử lý thông tin từ đó ảnh hưởng đến não và thị giác. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này là:
- Do tăng cytokine, tăng phản ứng viêm trong não quá mức cần thiết
- Do tình trạng thiếu oxy não trong quá trình mắc Covid-19
- Do rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh tự chủ
- Do rối loạn các cơ quan khác ảnh hưởng đến hoạt động của não
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ
Trên thực tế rất khó để phát hiện sớm dấu hiệu của chứng suy giảm trí nhớ vì chúng thường không có những biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên vẫn có một dấu hiệu thường thấy sao bạn cần chú ý để có thể phát hiện bệnh:
Ở người cao tuổi khi chức năng não bộ suy yếu thì thường xuyên quên lãng ở mức độ nặng, họ có thể bị lạc đường, đi lang thang và lục tìm đồ đạc không phải của mình.
Những người mắc chứng suy giảm trí nhớ nói chung luôn thích ngồi một mình, gặp khó khăn trong việc tự xử lý những hoạt động đơn giản hằng ngày, thường lặp đi lặp lại những việc vô nghĩa, thỉnh thoảng xuất hiện triệu chứng hoang tưởng và ảo giác, nhầm lẫn người thân hoặc bạn bè.
Người bệnh sẽ xuất hiện những thay đổi trong cảm xúc, tính tình thất thường, hay gây gổ, dễ bị kích động, lớn tiếng khi yêu cầu của họ không được đáp ứng. Liên tục mất ngủ, cảm giác đói thường xuyên và hay nghi ngờ người khác cũng là những dấu hiệu suy giảm trí nhớ thường thấy.
Những cách khắc phục chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Thay đổi lối sống và thực đơn dinh dưỡng
Cách khắc phục chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ nói riêng và mọi người nói chung là có một lối sống khoa học và lành mạnh. Tăng cường các hoạt động để rèn luyện não bộ như đọc sách hoặc chơi các trò chơi tư duy như cờ vua, cờ tướng, tính nhẩm…
Một ngày dành ra ít nhất 30 phút để tập luyện thể dục thể thao vừa với sức mình để nâng cao sức khỏe từ đó cải thiện não bộ hiệu quả. Không để cho mình rơi vào trạng thái lo âu kéo dài, phải suy nghĩ tích cực và luôn lạc quan yêu đời.
Cách khắc phục suy giảm trí nhớ là có chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học để hỗ trợ não bộ, giúp giảm nguy cơ lên những vấn đề liên quan đến trí nhớ.
Một thực đơn khoa học là bạn nên hạn chế ăn nhiều mỡ động vật có chứa hàm lượng cholesterol cao. Bổ sung các chất omega-3, vitamin B, các loại rau củ quả đậm màu có thể tăng cường hoạt động của bộ não và cải thiện khả năng ghi nhớ đáng kể.
Một số loại thuốc dùng điều trị bệnh
Có thể sử dụng các loại thuốc bổ não, thực phẩm chức năng dưỡng não nhưng phải theo sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng.
Blueberry và Ginkgo biloba
Blueberry được giới khoa học mệnh danh là “Brainberry” có nguồn gốc thiên nhiên từ Bắc Mỹ đang được sử dụng nhiều trong việc điều trị hội chứng suy giảm trí nhớ. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do, tăng cường các kết nối thần kinh giúp tăng cường hoạt động não.
Chiết xuất từ Ginkgo biloba đạt tiêu chuẩn chuẩn hóa EGb 761 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề ra được các chuyên gia khuyên dùng trong việc điều trị suy giảm trí nhớ. Ginkgo biloba bao gồm 24% flavone glycosides và 6% terpene lactones, đảm bảo nồng độ ginkgolic acid, một hợp chất gây độc tế bào, luôn ở mức cho phép nên an toàn đối với mọi người dù sử dụng lâu dài.
Blueberry kết hợp với Ginkgo Biloba sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu lên não cung cấp oxy và các dưỡng chất cho não, giúp tăng cường bảo vệ vừa nuôi dưỡng tế bào não để cải thiện trí nhớ tốt hơn.
Một số loại thuốc đặc trị khác
Vấn đề hiện nay: suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì? Thuốc giãn mạch ngoại biên và hoạt hóa não: Flunarizine, co-dergocrine, isoxsuprine, naftidrofuryl, nicergoline.
Thuốc điều trị suy thoái thần kinh: Tacrine, donepezil, rivastigmine, galantamin. Những loại thuốc này có tác dụng làm tăng nồng độ acetylcholine – làm gia tăng dẫn truyền thần kinh (chất đóng vai trò quan trọng của quá trình học hỏi và ghi nhớ của bộ não).
Hoạt chất memantine sử dụng cho người bị Alzheimer vừa và nặng, giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương. Ngoài ra, bổ sung thuốc chứa vitamin A, D, E Nhằm làm chậm quá trình phát triển của bệnh Alzheimer.
Trên đây là toàn bộ thông tin chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ và một số phương pháp cũng như thuốc có thể sử dụng để điều trị và cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, Sulforaphane khuyến cáo cách tốt nhất là khi phát hiện có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào của bệnh hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị.