Bông cải bẹ xanh hay còn gọi là bông cải xanh (súp lơ xanh) rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa nên được mệnh danh là “siêu thực phẩm” đối với sức khỏe con người hiện nay.
Bông cải bẹ xanh hiện đang là loại rau quen thuộc được ưa chuộng sử dụng ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới vì không chỉ ngon miệng mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Tác dụng của bông cải xanh
Bông cải xanh huộc về loài thực vật được gọi là Brassica oleracea, có hình dạng giống một cái cây thu nhỏ được chia làm 3 loại:
Họ bông cải xanh thực tế được chia làm 3 loại: súp lơ xanh (bông cải xanh Calabrese), rau mầm bông cải xanh, súp lơ tím (hay còn gọi bông cải tím).
Bông cải xanh rất giàu dinh dưỡng đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa với 90% nước, 7% carbohydrates, 3% protein, hầu như không có chất béo.
Bông cải xanh chứa tiền chất chống oxy hóa
Bông cải xanh chứa hàm lượng glucoraphanin cao – một hợp chất được chuyển đổi thành một chất chống oxy hóa mạnh gọi là sulforaphane trong quá trình tiêu hóa, ức chế các gốc tự do, dẫn đến giảm viêm và có tác dụng bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Bông cải xanh chứa lutein và zeaxanthin ngăn ngừa stress oxy hóa và tổn thương tế bào trong mắt. Kaempferol – một flavonoid trong bông cải xanh được nghiên cứu là có khả năng chống viêm mạnh mẽ.
Phòng chống ung thư và tiểu đường
Các nghiên cứu trên quy mô nhỏ cho thấy bông cải xanh có các hợp chất hoạt tính sinh học có công dụng làm giảm tổn thương tế bào gây ra bởi một số bệnh mãn tính, một số bệnh ung thư như: vú, tuyến tiền liệt, dạ dày, thận, trực tràng, bàng quang.
Bông cải xanh hỗ trợ người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn thông qua hàm hàm lượng chất chống oxy hóa. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 ăn bông cải xanh hàng ngày trong 1 tháng thì giảm đáng kể tình trạng kháng insulin theo một nghiên cứu đã được thực hiện.
Chất xơ cao có trong loại rau này có thể giúp cho lượng đường trong máu được điều chỉnh thấp hơn, hỗ trợ người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết.
Ăn bông cải xanh giúp giảm đáng kể triglyceride và cholesterol có hại cho sức khỏe LDL,tăng nồng độ cholesterol HDL tốt.
Các chất chống oxy hóa của loại rau này cũng làm giảm nguy cơ đau tim tổng thể và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một số công dụng tiêu biểu khác của bông cải xanh
- Một số chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học trong bông cải bẹ xanh có thể làm chậm sự suy giảm tinh thần và hỗ trợ chức năng mô não và mô thần kinh khỏe mạnh.
- Sulforaphane trong bông cải xanh làm chậm quá trình quá trình lão hóa bằng cách tăng hiệu quả của các gen chống oxy hóa.
- Chứa hàm lượng vitamin C cao hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
- Kaempferol đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa viêm nha chu, sulforaphane làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng.
- Nhiều chất dinh dưỡng có trong bông cải xanh được biết là hỗ trợ xương khỏe mạnh.
- Các chất chứa hoạt tính sinh học của bông cải xanh chống lại tác hại của bức xạ UV dẫn đến ung thư da.
Phần nào của bông cải xanh có thể ăn được?
Thân, cuống, là của bông cải xanh đều ăn được
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, phần nào của bông cải xanh cũng có thể sử dụng để chế biến món ăn được từ cuống, lá, thân và bông của nó.
Cuống là bộ phận chứa nhiều chất xơ hơn cả so với bông cải, có vị ngọt, dễ chịu cực tốt cho người muốn giảm cân và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Cũng như cuống, lá của bông cải xanh chứa hàm lượng beta-carotene rất dồi dào và đây là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. 30gr là của bông cải xanh đáp ứng 43% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày và rất nhiều vitamin A và C cần thiết cho cơ thể.
Thân của bông cải xanh chứa rất nhiều hoạt chất sulforaphane – một chất chống oxy hóa thực vật có đặc tính chống viêm hiệu quả.
Bông cải xanh – Súp lơ xanh nở hoa có ăn được không?
Bông cải xanh hiện nay rất phổ biến, giàu vitamin và khoáng chất mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe của con người như đã liệt kê
Chính vì vậy khi sử dụng bông cải xanh cần chú ý phân biệt được chùm bông non và một cây bông cải xanh có hoa nở không thể ăn.
Bông cải xanh nở hoa là loại bắt đầu xuất hiện phần hoa nhỏ li ti màu vàng (giai đoạn này bông cải đang trong quá trình phân hủy), nếu ăn phải cơ thể gây ra những tác hại cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm không đáng có cho cơ thể.
Ngoài ra phần bông cải xanh đã xuất hiện những đốm nấm mốc bị đổi sang màu vàng cũng không được sử dụng nữa bạn nhé, vì nó sẽ gây hại cho sức khỏe và khiến bạn có thể bị ngộ độc.
Bông cải xanh kỵ với gì khi chế biến chung?
Nhiều công dụng là thế nhưng nếu sử dụng bông cải xanh không đúng cách sẽ dẫn đến những tác hại không đáng có.
Người đang bị dạ dày không nên ăn quá nhiều súp lơ xanh vì chất xơ sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây kích thích đường tiêu hóa.
Bông cải xanh chứa chất thiocyanate và progoitrin, khi nạp vào cơ thể nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tuyến giáp. Tuy nhiên nếu ăn theo khẩu phần rau thông thường thì nguy cơ này khó xảy ra, mọi người lưu ý.
Bông cải xanh là thực phẩm rất rất giàu vitamin C, dưa chuột và bí ngòi lại chứa các enzyme phân hủy vitamin C, vì vậy không nên ăn cùng nhau.
Sữa bò là thức uống có hàm lượng đạm rất cao, bông canh xanh lại là thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ, axit oxalic ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ canxi trong sữa.
Gan bò, gan lợn chứa nhiều đồng và các khoáng chất khác sẽ oxy hóa hoàn toàn lượng vitamin C có trong bông cải xanh, thậm chí làm thay đổi chất lượng vitamin C khiến bông cải xanh bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.
Bông cải bẹ xanh chứa nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể chúng ta như lutein và zeaxanthin, kaempferol, sulforaphane như đã đề cập ở trên.
Mọ người sử dụng bông cải xanh khoa học, chế biến đúng cách để có thể tối ưu hóa được lượng dưỡng chất và vitamin dồi dào có trong loại thực phẩm này.
Tham khảo bài viết: Nghiên cứu hoạt chất sulforaphane điều trị ung thư