Súp lơ xanh nở hoa có ăn được không, nếu không ăn được thì chúng ta phải xử lý như thế nào đối với loại thực phẩm này.
Ngoài ra, trong chế biến súp lơ xanh nên tránh dùng chung với những loại thực phẩm nào, nếu dùng nhiều súp lơ xanh có gây hại gì không, súp lơ xanh nở hoa có ăn được không sẽ được thông tin qua bài viết dưới đây.
Súp lơ xanh nở hoa có ăn được không?
Súp lơ xanh rất giàu vitamin và khoáng chất như: Canxi, Sắt, Phốt pho, Kali, Kẽm, Thiamin, Riboflavin, Niacin, Vitamin A, B6, B12, D, E và K, Folate mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe của con người.
Súp lơ xanh có nguồn gốc từ phía đông của Địa Trung Hải, hiện nay đã được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Đây cũng là một loại thực phẩm được các gia đình Việt Nam yêu thích vì dễ dàng nấu ăn và kết hợp tạo nên các bữa ăn ngon.
Vì quá phổ biến cũng như giàu chất dinh dưỡng như vậy nên sử dụng súp lơ xanh cần phải chú ý phân biệt được chùm bông non súp lơ xanh ăn được và một cây súp lơ có hoa nở không thể ăn, rất là dễ nhầm lẫn đấy.
Súp lơ xanh nở hoa là loại súp lơ bắt đầu xuất hiện phần hoa nhỏ li ti màu vàng nghĩa là nó đang bắt đầu quá trình phân hủy, nếu ăn phải cơ thể gây ra những nguy hiểm không đáng có cho cơ thể.
Bên cạnh đó bạn cần chú ý những cây súp lơ đã xuất hiện những đốm nấm mốc bị đổi sang màu vàng thì phải cắt bỏ phần này đi. Nhưng thật sự thì khi súp là đã chuyển sang nấm mốc dù là một phần cũng nên vứt bỏ đi vì nó sẽ gây hại cho sức khỏe và thậm chí là khiến bạn có thể bị ngộ độc.
Lợi ích của việc ăn súp lơ xanh
Các hợp chất thực vật tự nhiên khác trong súp lơ xanh như carotenoid giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại nhiều loại bệnh lý khác nhau. Một số lợi ích cụ thể khi ăn súp lơ như sau:
- Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể
- Cải thiện tình trạng thiếu vitamin D, làm tăng cường mật độ xương
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thần kinh
- Cải thiện tiêu hóa và chứng táo bón
- Giải độc và thanh lọc cho cơ thể
- Hoạt chất Sulforaphane có trong súp lơ xanh điều trị và phòng chống ung thư
- Cải thiện thị lực cho bà bầu và thai nhi, ngăn ngừa thiếu máu khi mẹ trong thai kỳ, bảo vệ làn da của mẹ tốt hơn.
Tác hại của súp lơ xanh khi ăn quá nhiều
Những lợi ích mà súp lơ xanh mang lại là không còn phải nghi ngờ, tuy nhiên nếu lạm dụng thực phẩm này quá nhiều cũng sẽ có một số tác hại đến sức khỏe như sau:
Bông cải xanh có mang lại lợi ích đối với phụ nữ mang thai tuy nhiên nếu sử dụng vượt qua liều lượng cho phép có thể gây ra hiện tượng sảy thai vì hấp thụ quá nhiều vitamin C có trong súp lơ hoàn toàn không tốt với phụ nữ mang thai.
Thực tế, súp lơ xanh có hàm lượng lớn vitamin C rất tốt cho sự phát triển của bé, tuy nhiên, phụ nữ mang thai tiêu thụ vitamin C quá mức quy định có thể dẫn đến bệnh gout, sỏi thận, dị tật thai nhi.
Người đã có tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp không nên sử dụng quá nhiều súp lơ xanh vì loại rau này có chứa hàm lượng chất thiocyanates khiến cho cơ thể khó có thể hấp thụ iot.
Súp lơ xanh chứa lượng chất xơ cao nên ăn sống dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Như vậy cách chế biến súp lơ xanh đối với người bị đau dạ dày là nấu chín khi ăn tránh gây ra sự khó chịu cho dạ dày.
Trong súp lơ xanh cũng chứa hàm lượng chất purin khá cao gây tác động mạnh đến người bệnh gout, vì vậy thực đơn của người bệnh cũng cần hạn chế loại thực phẩm này.
Đặc biệt, súp lơ xanh nở hoa có ăn được không cũng là một điều cần chú ý như đã nói ở trên, tuyệt đối là không nên nhé.
Súp lơ xanh kỵ với gì để tránh sử dụng chung
hông sử dụng chung súp lơ xanh cùng với dưa chuột (dưa leo) và bí ngòi vì súp giàu vitamin C mà dưa chuột và bí ngòi lại chứa các enzyme phân hủy vitamin C khiến cơ thể khó hấp thụ.
Sữa bò là thức uống có hàm lượng đạm rất cao và súp lơ xanh lại là thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ, axit oxalic. Những chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ canxi trong sữa, không có lợi cho cơ thể bé nếu sử dụng chung với nhau.
Súp lơ xanh không nên ăn cùng với gan bò, gan lợn vì hai loại thực phẩm này chứa nhiều đồng và các khoáng chất sẽ oxy hóa hoàn toàn lượng vitamin C có trong súp lơ xanh, thậm chí sẽ làm thay đổi chất lượng vitamin C khiến súp lơ xanh bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.
Cách chế biến súp lơ xanh
Trong quá trình sơ chế súp lơ xanh bạn không nên cắt nhỏ rồi mới rửa mà cần phải rửa trực tiếp dưới vòi nước mạnh, sau đó ngâm nước muối 5 – 10 phút để loại bỏ các loại vi khuẩn có hại.
Súp lơ xanh được nấu chín ở nhiệt độ cao và quá lâu sẽ phá hủy enzym có lợi giúp phá vỡ các hóa chất thành chất chống ung thư. Phương pháp này làm cho các vi chất dinh dưỡng hòa tan trong nước như riboflavin, folate, và các vitamin B và C trôi ra ngoài nước.
Nếu bạn không thể ăn sống được thì có thể đem súp lơ xanh hấp sơ qua. Nhưng tuyệt đối không được chế biến ở nhiệt độ quá cao có thể làm hao hụt rất nhiều lượng vitamin dồi dào trong loại thực phẩm này. Nên mua súp lơ vào đúng vụ mùa để sử dụng thực phẩm tốt nhất.
Như vậy súp lơ là một loại rau chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên cần phải chế biến đúng cách, súp lơ xanh nở hoa có ăn được không cũng đã được Sulforaphane thông tin rõ nên bạn cần lưu ý để có thể tối ưu được dưỡng chất từ loại thực phẩm này nhé!
Tham khảo bài viết: Sulforaphane đột phá trong các chiết suất gốc thực vật