Bông cải xanh tác dụng có lợi đến sức khỏe của con người đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng mình nhiều năm qua, nên chắc chắn là không cần bàn cãi về công dụng của nó.
Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ điểm qua bông cải xanh tác dụng như thế nào đối với chúng ta và cách chế biến bông cải xanh để không gây hại cho bản thân.
Bông cải xanh và súp lơ xanh có giống nhau?
Bông cải xanh tiếng anh là Brassica oleracea là một loại rau nhà họ cải và vẫn thường được gọi là súp lơ xanh cùng họ với các loại rau như bắp cải, cải xoăn, súp lơ và cải Brussels.
Bông cải xanh là một loại rau rất giàu dinh dưỡng có đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa, chứa 90% nước, 7% carbohydrates, 3% protein và hầu như không có chất béo.
Thành phần dinh dưỡng có trong bông cải xanh
Bông cải xanh chứa ít tinh bột hưng cung cấp một lượng chất xơ dồi dào thúc đẩy sức khỏe đường ruột và hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh khác nhau.
Hàm lượng chất xơ cao có trong bông cải xanh có thể đóng một vai trò trong phòng chống béo phì, do khả năng thúc đẩy sự no và giảm lượng calo tổng thể.
Protein là thành phần xây dựng của cơ thể, cần thiết cho cả sự phát triển và duy trì cơ bắp cũng như sức khỏe. Trong bông cải xanh, protein tương đối cao, chiếm 29% trọng lượng khô so với hầu hết các loại rau.
Vitamin C đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch và sức khỏe của làn da. Vitamin K1 trong loại rau này giúp cho quá trình đông máu và có thể thúc đẩy sức khỏe của xương.
Folate (vitamin B9) cần thiết cho sự phát triển bình thường của mô và chức năng tế bào, quan trọng cho phụ nữ mang thai.
Kali và mangan giúp cho việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim hiệu quả. Sắt trong bông cải xanh giúp vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu nuôi dưỡng cơ thể.
Bông cải xanh kỵ với gì khi chế biến
Bông cải xanh là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đa dạng nhưng vẫn có một số lưu ý cần nhớ khi ăn nó để tránh lợi bất cập hại.
Sữa là thức uống có hàm lượng đạm cao, nhưng khi sử dụng chung với bông cải xanh sẽ làm giảm bớt giá trị dinh dưỡng và thậm chí còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể của sữa.
Chất xơ trong bông cải xanh giải quyết các vấn đề về tiêu hóa nhưng nó lại không dành cho người có dạ dày kém. Người mắc bệnh ăn vào còn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây kích thích đường tiêu hóa.
Bông cải xanh có vị ngọt, tính mát nên những người bị thiếu hụt tỳ vị (tỳ vị yếu kém) không nên ăn nhiều để tránh gặp phải phản ứng khó tiêu.
Kết hợp bông cải xanh và bí ngòi sẽ không mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng, vì bông cải xanh rất giàu vitamin C, trong khi bí ngòi có chứa các enzyme phân hủy vitamin C, khiến cơ thể khó hấp thụ. Tương tự dưa chuột cũng vậy.
Bông cải xanh không nên ăn chúng với gan bò và gan lợn. Trong gan bò, lợn có chứa hàm lượng đồng có thể gây oxy hóa vitamin C có trong bông cải xanh. Từ đó sẽ làm mất đi hàm lượng chất dinh dưỡng từ các món ăn sử dụng bông cải xanh.
Bông cải xanh tác dụng đối với sức khỏe
Bông cải xanh phòng chống ung thư, cải thiện tim mạch
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội chống ung thư Hoa Kỳ cho biết bông cải xanh có chứa phytochemicals là một hợp chất chống một số bệnh ung thư phổ biến hiện nay.
Sulforaphane được tìm thấy trong bông cải xanh tác dụng được cho là một trong các phương pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Sulforaphane trong bông cải xanh giúp kích hoạt khi glucophamin tiếp xúc với myrosinase có hiệu quả và nhiều tác dụng chống lại các bệnh ung thư như: ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư phổi…
Sulforaphane có trong bông cải xanh giúp nam giới phòng ngừa và giảm tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt. Không những vậy, chất này còn có thể tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP) – vi khuẩn gây nên viêm loét và ung thư dạ dày, có khả năng ngăn ngừa và làm chậm quá trình phát triển ung thư bàng quang.
Một số chất hóa học trong bông cải xanh giúp động mạch không bị tắc nghẽn, giảm nguy cơ bị đau tim, phục tổn thương ở các mạch máu tim.
Carotenoid lutein trong bông cải xanh có tác dụng ngăn ngừa sự dày lên của các động mạch ở tim giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim và chứng đột quỵ ở người cao tuổi.
Crom, chất xơ và kali dồi dào giúp làm giảm cholesterol và kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Bông cải xanh tăng cường chức năng não bộ
Vitamin K trong bông cải xanh giúp tăng cường chức năng nhận thức và trí nhớ của não bộ, bảo vệ các tế bào não tránh khỏi sự tác động của các tế bào gốc tự do.
Choline trong bông cải xanh có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các tế bào não, củng cố sự liên kết thần kinh. Folate là chất giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Bông cải xanh hỗ trợ làm đẹp
Chất xơ dồi dào trong bông cải xanh giúp hệ tiêu hóa làm việc thuận lợi hơn, cải thiện chứng táo bón.
146 gram bông cải xanh chỉ chứa 50 calo – lượng calo cực thấp và không chứa nhiều chất béo nên được xem là thực phẩm giảm cân hiệu quả dành cho những ai đang trong chế độ ăn kiêng.
Vitamin A, C, B6 giúp nuôi dưỡng tóc chắc khỏe và mượt mà, kích thích sản sinh bã nhờn tự nhiên có tác dụng dưỡng ẩm cho tóc để nang tóc khỏe mạnh.
Chất chống oxy hóa và vitamin C góp phần tiêu diệt các tế bào gốc tự do từ đó làm chậm quá trình lão hóa. Vitamin E, B tổng hợp và beta carotene làm giảm dần các nếp nhăn và đồi mồi trên da.
Bông cải xanh tác dụng lớn đối với sức khỏe vì rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa chính là lý do vì sao nó được xem là siêu thực phẩm. Tuy nhiên, Sulforaphane cần chế biến và ăn đúng liều lượng để không gây ra những tác hại của bông cải xanh nếu sử dụng không đúng cách.
Tham khảo bài viết: Bông cải xanh có tác dụng gì đối với sức khỏe của bạn