Người bệnh gan có những biểu hiện gì? Có phải bệnh lý nào về gan cũng có biểu hiện giống nhau hay không? Để trả lời chính xác cho câu hỏi này, chúng ta cần phải phân biệt được những bệnh lý liên quan đến gan khác nhau.
Hiện nay, có rất nhiều người bệnh gan với các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan mãn tính và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan.
Người bệnh gan có biểu hiện gì? Dấu hiệu nhận biết các bệnh về gan
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể sau da, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, ở giai đoạn đầu của các bệnh về gan thường không có biểu hiện đặc trưng ra bên ngoài.
Khi gan bị tổn thương, hầu hết các chức năng khác của cơ thể sẽ đều bị suy giảm, lâu ngày dẫn đến các bệnh lý về gan nguy hiểm đến tính mạng như xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan, cần nắm được phương pháp đúng đủ để cải thiện gan.
Viêm gan mãn tính
Viêm gan mãn tính hay còn gọi là viêm gan virus (viêm gan siêu vi) là tình trạng nhiễm trùng, gây viêm và tổn thương các mô gan. Có 5 loại viêm gan mãn tính chính là: A, D, E, B và C. Trong đó, virus viêm gan B và C nguy hiểm nhất, một trong những nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan hàng đầu hiện nay.
Thông thường các triệu chứng đầu tiên của viêm gan mãn tính có thể là phình lá lách, đỏ lòng bàn tay, tích tụ dịch trong ổ bụng. Các triệu chứng thường gặp khác là: chán ăn, mệt mỏi, khó chịu. Thỉnh thoảng người bệnh còn cảm thấy sốt, đau tức vùng bụng trên.
Viêm gan siêu vi A
Viêm gan siêu vi A (HAV) là căn bệnh do virus viêm gan A gây nên, triệu chứng viêm gan A điển hình là: chán ăn, sốt nhẹ, vàng da, vàng mắt… Các triệu chứng viêm gan A thường kéo dài dưới 2 tháng. Tuy nhiên, đôi khi biến chứng viêm gan A dẫn đến bệnh lý nguy hiểm có thể kéo dài vài tháng.
Viêm gan virus A thường là bệnh cấp tính (bệnh chỉ biểu hiện trong một thời gian nhất định, trong vòng 6 tháng đổi lại). Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cao do thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, dùng chung dụng cụ ăn uống với người nhiễm bệnh.
Người bị bệnh viêm gan A thường có triệu chứng gì?
Một số triệu chứng thường thấy ở người nhiễm bệnh viêm gan A như:
Rối loạn tiêu hóa
Khi nhiễm virus viêm gan A thì quá trình tiêu hóa thức ăn của gan giảm đi đáng kể, khi đó sẽ xuất hiện các dấu hiệu bệnh đường tiêu hóa như: chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng nhẹ ở vùng bên phải xương sườn, tiêu chảy, táo bón….
Mệt mỏi và sốt nhẹ
Đây là biểu hiện xuất hiện đầu tiên khi bị bệnh viêm gan A, khi đó gan hoạt động kém hơn, các chất độc có hại được giữ lại trong cơ thể làm cho toàn thân có cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong người. Ngoài ra, nếu bị sốt thường xuyên, theo một giờ cố định thì nên cũng nên kiểm tra xem mình có đang bị viêm gan A không.
Vàng da và tròng trắng mắt (vàng da), các bệnh ngoài da
Chất độc tích tụ lâu trong gan sẽ phát ra ngoài thông qua các biểu hiện ngứa da, mụn nhọt. Một dấu hiệu khác là lượng albumin tăng cao trong gan sẽ làm cho da có màu vàng nhạt hoặc đậm tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Đau cơ, khớp
Triệu chứng này thường ít gặp hơn, chỉ có khoảng 10% người mắc phải viêm gan A xuất hiện biểu hiện này, dấu hiệu này thường cho biết bệnh của bạn đã chuyển biến tới giai đoạn muộn, dễ tiến triển thành mãn tính.
Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì?
Những triệu chứng đã nêu trên có khi biểu hiện ra rất nhẹ rồi biến mất trong một vài tuần. Tuy nhiên, viêm gan A vẫn có khả năng dẫn đến một căn bệnh nghiêm trọng kéo dài vài tháng.
Hầu hết trẻ em dưới 6 tuổi không xuất hiện triệu chứng khi bị viêm gan A, ví dụ như bị vàng da nhưng ở trẻ vị thành niên và người lớn đều mắc phải tình trạng này. Các triệu chứng viêm gan A thường kéo dài dưới 2 tháng, tuy nhiên có những trường hợp nó có thể kéo dài trong vòng 6 tháng.
Chủ động tiêm vacxin là biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan A. Số liệu thống kê cho thấy, nhờ vào tiêm vacxin mà số người bệnh gan A đã giảm rõ rệt trên toàn thế giới.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) của Hoa Kỳ khuyến cáo nên tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan A. Vacxin phải tiêm đủ 2 mũi: Tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 12 tháng đến 15 tuổi, người từ 16 tuổi trở lên. Trẻ trên 12 tháng sẽ tiêm mũi đầu tiên.
Thực đơn cho người bệnh gan
Chế độ ăn giàu chất đạm, ưu tiên chất đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng, sữa. Ngoài ra ngũ cốc và các loại hạt nguyên cám cũng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời và không phải ai cũng biết chất xơ có trong các nó cũng chiếm một hàm lượng rất cao.
Hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao, nên dùng chất béo chuỗi trung bình (MCT) rất tốt cho sức khỏe, nó có trong một số nguồn thực phẩm như dầu dừa.
Nên hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể, cụ thể: mỗi ngày chỉ nên dùng 2,3 gam muối/người sẽ giúp giảm huyết áp 2-8 mmHg và làm giảm áp lực hoạt động của gan.
Ăn nhiều trái cây và rau củ để thải độc cơ thể: Chế độ ăn uống hàng ngày cũng nên bổ sung đa dạng các loại rau củ vào thực đơn để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình không thể thiếu rau xanh. Bởi vì đây là nguồn cung cấp chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Có rất nhiều loại rau xanh có công dụng làm thuốc đào thải chất độc ra khỏi cơ thể mà không phải ai cũng biết được điều này.
Tổng kết
Trong mỗi cây súp lơ đều có chứa chất sulforaphane và glutathione. Sulforaphane là một hoạt chất thực vật tự nhiên giúp cơ thể chống oxy hóa, cải thiện chức năng thải độc tự nhiên cho gan một cách hoàn hảo. Nhờ đó, nó hỗ trợ quá trình đào thải độc tố cho gan và hạn chế các người bệnh gan.