Site icon Sulforaphane

Người bệnh tiểu đường ăn bí đao được không?

Bệnh tiểu đường ăn bí đao được không đang là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay? Bí đao là loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn gia đình người Việt do nhiều lợi ích mà nó mang lại. 

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá những công dụng của bí đao với người tiểu đường nói riêng và mọi người nói chung cũng như trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường ăn bí đao được không.

Những loại rau người tiểu đường không nên ăn

Những loại rau người tiểu đường không nên ăn

Những người bị bệnh tiểu đường cần lưu ý để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, ngoài việc phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tích cực rèn luyện các hoạt động thể chất và thường xuyên đo huyết áp bằng máy tại nhà. Cần đưa những thực phẩm này vào thực đơn “nên kiêng” của người tiểu đường:

Những loại củ như khoai tây, khoai từ, củ dền

Mặc dù khoai tây rất tốt cho sức khỏe nhưng loại củ này có vị béo và rất giàu tinh bột có nguy cơ tăng đường huyết đột ngột cho bệnh nhân bị tiểu đường. 

Khoai từ, khoai mỡ là những loại củ chứa rất nhiều tinh bột, làm tăng lượng đường trong máu nên người bị tiểu đường tốt nhất cũng nên hạn chế tối đa 2 loại củ này. 

Củ dền là loại củ rất nhiều nước nhưng lại chứa hàm lượng đường cao do đó không hề tốt cho người bệnh tiểu đường.

Bắp ngô và bắp chuối

Bắp ngô và bắp chuối là hai loại thực phẩm có vị ngọt và giàu tinh bột, thường được ưa chuộng trong các bữa ăn vặt, bữa ăn xế của người giảm cân và luyện tập. Tuy nhiên người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế tối đa loại thực phẩm này vì nó sẽ dễ khiến chỉ số đường huyết tăng không kiểm soát. 

Cà chua và chuối

Trong trái cà chua có chất axit citric nhưng về cơ bản là chứa hàm lượng đường cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ người mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn cà chua sống để làm tăng đường huyết đột ngột. Cà chua nấu chín người bệnh có thể ăn nhưng cũng cần rất hạn chế. 

Chuối được xếp vào nhóm trái cây giàu carb có chỉ số GI trung bình, do đó không cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn ra khỏi bữa ăn của người tiểu đường mà chỉ cần kiểm soát tiêu thụ ở một lượng thích hợp. 

Hơn nữa, chuối xanh chứa nhiều tinh bột kháng, còn chuối chín sẽ chứa lượng đường nhiều hơn nên bệnh nhân tiểu đường nên chọn ăn chuối xanh thay vì chuối chín.

Tham khảo bài viết: Bông cải xanh có tác dụng gì trong việc giảm bệnh tiểu đường?

Bí đao hoàn toàn có thể sử dụng cho người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ăn bí đao được không?

Bí đao hoàn toàn có thể sử dụng cho người bệnh tiểu đường

Tiểu đường có ăn được bí xanh không như đã nói là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Theo kiến thức đông ý, bí đao có vị ngọt, tính hàn, có tác động vào các kinh phế, vị, bàng quang, tiểu tràng,… của cơ thể con người. 

Thực phẩm này là vị thuốc rất an toàn, lành tính, được biết đến với công dụng giúp kiện tỳ, ích khí, tiêu thủy. Sử dụng bí đao trong thời gian dài sẽ giúp tiêu trừ nước thừa trong cơ thể, giúp giảm cân, chữa béo phì.

Nói về dưỡng chất, bí đao chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, có công dụng giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch nhưng chứa rất ít chất béo vì vậy bí đao hoàn toàn có thể sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường cũng như nhiều căn bệnh khác nhau. 

Bí đao là thực phẩm lý tưởng đối với người bị bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết của bí đao rất thấp (GI=15) nên nó được xếp vào là thực phẩm lý tưởng đối với người bị bệnh tiểu đường theo các chuyên gia dinh dưỡng. 

Các món ăn được làm từ bí đao như canh bí, cháo bí, nước ép bí đao đều có tác dụng hỗ trợ tiểu đường rất hiệu quả, có tác dụng cho những người có triệu chứng mất nước, tiểu nhiều, háo khát.

Nghiên cứu tiến hành trên những con chuột bị bệnh tiểu đường trong vòng 1 tháng  với liều lượng 1g/con/ngày cho thấy nước bí đao non luộc cũng có khả năng làm ổn định đường huyết.

Người bị tiểu đường thai kỳ có sử dụng bí đao được không?

Bệnh tiểu đường ăn bí đao được không đối với người mắc tiểu đường thai kỳ. Câu trả lời là có, và bí đao mang lại hiệu quả vô cùng tốt cho người bị tiểu đường thai kỳ. 

Đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ, các mẹ hay bị phù chân do bệnh tiểu đường hoặc do các tĩnh mạch bị chèn ép, tuần hoàn máu kém lưu thông, bí đao có nhiều nước sẽ giúp lợi tiểu, chống khát nước, giúp thai phụ giảm chứng sưng phù chân.

Tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Người ta sử dụng 2 chỉ số GI và GL để đánh giá mức độ đường trong thực phẩm: 

GI: Tốc độ hấp thu đường, phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết. 

GL: Hàm lượng đường của thực phẩm, phản ánh mức độ tăng đường huyết. 

Một thực phẩm an toàn cho người tiểu đường là có chỉ số GL thấp, còn chỉ số GI có thể cao. GI = 70 – 100 là ở mức cao. Theo bảng chỉ số đường huyết (GI) của một số loại rau củ quả thì bí đỏ có GI = 75, GL = 3, chứng tỏ nó chỉ làm tăng đường huyết ở mức độ thấp nên hoàn toàn an toàn đối với người bệnh, hỗ trợ tiểu đường hiệu quả. 

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy bí đỏ chứa 2 hoạt chất trigonelline và axit nicotinic có khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất Insulin – hormon hạ đường huyết tự nhiên trong cơ thể, mà thiếu hụt hormone này là nguyên nhân chính gây nên tiểu đường.

Chất xơ trong bí đỏ ngăn quá trình hấp thu đường nên có khả năng làm hạ đường huyết đáng kể sau ăn. Ngoài ra, chất xơ làm tăng thời gian tiêu hóa thức ăn, dẫn đến tăng hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể. 

Cần lưu ý bí đỏ chỉ có tác dụng cải thiện tiểu đường, tránh bệnh nặng hơn cùng với các biến chứng nguy hiểm. Nên ăn bí đỏ đúng liều lượng và tuân theo điều trị của bác sĩ, đồng thời kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh. 

Tổng kết 

Như vậy với những thông tin trên, hy vọng người bệnh đã tìm được câu trả lời chính xác cho vấn đề bệnh tiểu đường ăn bí đao được không cũng như bí đỏ thì câu trả lời chắc chắn là có.

Tuy nhiên như đã khuyến cáo, Sulforaphane khuyên bạn cần phải có chế độ ăn uống khoa học và kết hợp các biện pháp điều trị, rèn luyện lối sống lành mạnh để bệnh tình ngày càng được cải thiện.

Exit mobile version