Bệnh tiểu đường ăn được bánh bao không chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều người vì bánh bao là món ăn nhẹ quen thuộc hàng ngày của người Việt Nam vì tính tiện lợi của nó.
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc về bệnh tiểu đường ăn được bánh bao không, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tiểu đường có ăn được bánh bao không?
Bột mì trắng hay bột mì đa dụng là nguyên liệu chính để làm nên một chiếc bánh bao, nhân bánh thì sẽ có thịt heo, trứng – những thực phẩm nhiều đạm.
Bột mì đa dụng thường rất mịn, nhẹ có hàm lượng gluten thấp và hàm lượng protein dao động trung bình thử 10-12% nên bột có độ ẩm khá cao. Trong bột mì trắng hay bột mì đa dụng đều chứa hàm lượng tinh bột rất cao có tác hại ngang với đường, làm cho người bệnh tiểu đường khó kiểm soát chỉ số đường huyết.
Vì vậy chuyên gia tiểu đường khuyến cáo người mắc phải bệnh tiểu đường thì không nên ăn bánh bao quá nhiều.
Ngoài ra, do tình trạng an toàn thực phẩm đáng báo động như hiện tại thì nhân bánh bao được làm từ thịt không rõ nguồn gốc cũng sẽ ảnh hưởng đến cả người bình thường chứ không riêng gì bệnh nhân tiểu đường.
Việc sử dụng bánh bao thường xuyên sẽ khiến cho nồng độ đường glucose trong máu tăng cao khó được kiểm soát gây nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường, từ đó dễ dẫn đến các biến chứng khác, đặc biệt là biến chứng tim mạch.
Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là người bệnh tiểu đường phải loại bỏ hoàn toàn, bạn vẫn có thể thỉnh thoảng ăn 1 cái bánh bao thì sẽ không có tác động xấu đến sức khỏe.
Người bệnh tiểu đường ăn bánh bao mà vẫn đảm bảo cho sức khỏe
Bệnh tiểu đường ăn được bánh bao không? Trên thực tế bạn vẫn có thể ăn bánh bao khi mắc bệnh tiểu đường nếu tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Có thể ăn khoảng 100g – 150g banh bao trong ngày nhưng chỉ thỉnh thoảng chứ không phải thường xuyên và nên lựa chọn những cửa hàng uy tín hoặc tự làm ở nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Khi đã quyết định ăn bánh bao vào ngày hôm đó thì hãy cắt giảm lượng tinh bột tương đương sẽ tiêu thụ của ngày hôm đó.
- Nên chọn các loại bánh bao có nhân chay, nhân rau, nhân củ quả… để thay thế cho bánh bao nhân thịt. Bạn cũng có thể tự làm một chiếc bánh bao bằng bột mì nguyên cám vẫn đảm bảo cho sức khỏe và có thể sử dụng nhiều hơn một tí.
- Chỉ ăn bánh bao hấp, không ăn các loại bánh bao chiên rán vì sẽ nạp thêm một lượng dầu mỡ không tốt cho sức khỏe.
Tiểu đường ăn bánh tráng được không?
Trong thành phần của bánh tráng có chứa nhiều tinh bột, đường, đạm, cholesterol. Đây đều là những chất có làm tăng chỉ số đường huyết trong máu, khiến cho người bị bệnh tiểu đường có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: Suy thận, xơ vữa động mạch, đôi mắt bị ảnh hưởng, nhồi máu cơ tim…
Ai cũng biết, người bệnh tiểu đường phải hạn chế sử dụng tinh bột nhưng đối với câu hỏi có ăn bánh tráng được không thì câu trả lời là “có” bạn nhé. Tuy nhiên khi ăn người bệnh cũng phải biết kiểm soát, không nên ăn quá nhiều bánh tráng cùng một lúc hoặc ăn quá thường xuyên.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên ăn mỗi tuần khoảng 1-2 lần, mỗi lần từ 100-500g bánh tráng hoặc có thể chia thành những bữa nhỏ.
Nếu đã quyết định ăn bánh tráng thì trong ngày hôm đó nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa tinh bột khác như cơm, bánh mì, bún, phở,…Thay vào đó bạn nên ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả, các loại ngũ cốc để đảm bảo cung cấp đủ chất xơ giúp no lâu và không làm tăng lượng đường huyết trong máu.
Tiểu đường thai kỳ cũng có thể ăn bánh tráng nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải, không ăn thường xuyên để ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Tham khảo bài viết: Bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời đúng hay sai?
Người tiểu đường có ăn được bánh AFC không?
Bánh AFC có thể dùng trong những bữa ăn nhẹ cho người tiểu đường
Bệnh nhân mắc tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được bánh AFC bạn nhé. Dòng bánh AFC vị rau củ hiện tại đang được người mắc bệnh tiểu đường ưa chuộng sử dụng. Đây là loại bánh quy có hương vị khá thơm ngon, được sản xuất bởi thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng Kinh Đô.
Với những thành phần như bột mì, dầu thực vật, dầu có, đường, chất béo thay thế bơ, hành lá khô, bột hành, chất xơ hòa tan, muối và hành phi… khi sản xuất, Kinh Đô đã hướng đến đối tượng là bánh dành cho người bị tiểu đường, bánh dành cho người đang trong giai đoạn giảm cân, và sản phẩm tốt dành cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Bánh AFC có thể sử dụng trong những bữa ăn nhẹ, giúp cho người tiểu đường bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, hỗ trợ tiểu đường.
Thành phần dinh dưỡng của bánh AFC
Dòng bánh này giúp đào thải cholesterol có hại ra ngoài cơ thể, phòng ngừa tình trạng biến chứng mờ mắt, xơ vữa động mạch ở người bị tiểu đường, duy trì được chỉ số đường huyết ổn định cho người bị bệnh tiểu đường.
AFC rau củ cho người tiểu đường có thể cung cấp lượng vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.
AFC còn cung cấp một hàm lượng lớn chất xơ hòa tan kích thích được hệ vi sinh vật phát triển, giúp người bệnh tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Người bị tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng bánh AFC để ăn trong các bữa ăn phụ mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết trong quá trình sử dụng loại bánh này để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Tổng kết
Với những chia sẻ từ Sulforaphane về bệnh tiểu đường ăn được bánh bao không, hy vọng những thông tin này đã giúp cho bạn giải đáp được những thắc mắc của mình. Chúng tôi cũng hy vọng đã có thể cung cấp thêm kiến thức cho người bệnh, giúp bạn xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hiệu quả.
Cần lưu ý hơn nữa, đối với bất kỳ loại thực phẩm nào cũng vậy, luôn chọn khẩu phần ăn hợp lý, đúng liều lượng và theo sự chỉ định của bác sĩ nếu bệnh ở giai đoạn nặng bạn nhé. Người bệnh tiểu đường nên thăm khám bác sĩ và kiểm tra đường huyết thường xuyên để luôn kiểm soát được bệnh, không gây nguy hiểm đến tính mạng.