Bệnh tiểu đường phải kiêng những gì để ổn định lượng đường huyết trong máu, kiểm soát tốt các biến chứng có thể xảy ra, cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân.
Tiểu đường đang là căn bệnh “giết người thầm lặng với con số bệnh nhân mắc bệnh đang tăng lên không ngừng và nhiều trường hợp gặp phải biến chứng nặng nề, cũng như tử vong. Bên cạnh điều trị nội khoa, bệnh nhân cũng cần phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường phải kiêng những gì cùng chúng tôi sau đây.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường thuộc nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể từ đó dẫn đến việc ượng đường trong máu tăng cao.
Y học hiện nay chưa có phương pháp chữa dứt điểm căn bệnh này mà chỉ có thể điều trị giảm triệu chứng của bệnh cũng như duy trì lượng đường huyết trong máu ở mức ổn định. Có 2 loại tiểu đường chính:
- Tiểu đường tuýp 1 do các tổn thương khiến tế bào beta của tiểu đảo tụy mất chức năng sản xuất insulin.
- Tiểu đường tuýp 2 do tuyến tụy hoạt động kém hiệu quả không tiết đủ lượng insulin cần thiết, hoặc bản thân insulin hoạt động không hiệu quả dẫn tới hiện tượng kháng insulin, từ đó tăng lượng đường trong máu dẫn tới bệnh tiểu đường.
- Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi phụ nữ mang thai. Ở thời kỳ này, nhau thai tiết ra một số hormone để kích thích sự phát triển của thai nhi có thể khiến cho cơ thể người mẹ gặp khó khăn trong việc sản xuất hoặc sử dụng insulin (kháng insulin).
Bệnh tiểu đường phải kiêng những gì?
Người bệnh cần hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
Những loại rau người tiểu đường không nên ăn: Khoai tây, khoai từ và khoai mỡ có chỉ số đường huyết (glycemic index, GI) khá cao có khả năng làm gia tăng hàm lượng đường huyết nhanh chóng, ăn nhiều khoai tây trong thời gian dài sẽ gây phá hủy các tế bào của tuyến tụy.
Tuyến tụy có vai trò sản sinh ra hormone insulin cho hoạt động chuyển hóa glucose trong máu. Chức năng của tuyến tụy suy giảm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường.
Thực phẩm ngọ như bánh, kẹo… sẽ khiến lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép, làm diễn biến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Hoa quả sấy khô, mứt hoa quả cũng là những thực phẩm chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường cần loại bỏ ngay.
Bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước?
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị bệnh nhân tiểu đường nên uống nước không hoặc chứa ít carbohydrate và calo để ngăn chặn việc tăng đột ngột lượng đường trong máu, hỗ trợ tiểu đường.
Nước lọc là thức uống không chứa calo, đường hay tinh bột xấu nên rất tốt cho người bình thường nói chung và người bị tiểu đường nói riêng là điều không cần bàn cãi.
Cung cấp nước lọc hằng ngày cho cơ thể là điều rất quan trọng cho các hoạt động thể chất cũng như tinh thần vì mọi cơ quan trên cơ thể chúng ta đều cần có nước để hoạt động.
Lượng glucose ở người tiểu đường có xu hướng tăng cao, nó sẽ hút nước từ các mô để duy trì hoạt động khiến người bệnh mất nước. Vì vậy lúc này cơ thể người bệnh rất cần uống nhiều nước để giúp làm giảm mức đường huyết trong cơ thể và kiểm soát đường huyết.
Uống nhiều nước cũng giúp người bệnh tiểu đường duy trì độ ẩm cho da và phòng ngừa các chứng nhiễm trùng da.
Lượng nước uống trung bình mỗi ngày ở phụ nữ tối thiểu từ 1,6 lít trở lên, ở nam giới tối thiểu từ 2 lít trở lên. Khuyến cáo này có thể tính trên tổng lượng nước mà cơ thể dung nạp mỗi ngày, bao gồm thức uống khác như trà, canh súp…
Bệnh tiểu đường không nên uống gì?
Dù là người bình thường hay bệnh nhân tiểu đường đều cần hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các loại nước chứa nhiều carbohydrate và calo có thể dẫn đến thừa cân, béo phì, hạn chế các biến chứng trên tim mạch của tiểu đường
Bệnh tiểu đường phải kiêng những gì? Bệnh nhân tiểu đường không nên sử dụng các loại nước ngọt đóng chai, nước giải khát, nước uống có ga bởi những thành phần đường hóa học có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng.
Một lon nước ngọt chứa đến 150 calo và 40g đường – tương đương với 10 muỗng đường. Những loại nước được quảng cáo là nước ngọt không calorie, không chứa đường hay chất tạo ngọt dành cho người ăn kiêng nhưng bệnh nhân tiểu đường cũng nên hạn chế sử dụng.
Nước ép trái cây đóng hợp có giá trị dinh dưỡng khá thấp so với nước ép nguyên chất và có lượng đường + tinh bột đường khá cao. Một cốc nước ép hoa quả cũng có thể chứa đến 100 calo và 30g đường – tương đương với nước ngọt đóng chai.
Người bệnh tiểu đường nên loại bỏ hoàn toàn đồ uống có cồn như rượu bia ra khỏi thực đơn của mình, những loại nước uống này khiến lượng đường trong máu sụt giảm, gây bất lợi cho những người đang dùng thuốc làm tăng tiết insulin.
Tổng kết bệnh tiểu đường phải kiêng những gì?
Qua cac thông tin mà Sulforaphane Lab đã cung cấp, hy vọng bạn đã có cho mình câu trả lời đối với câu hỏi bệnh tiểu đường phải kiêng những gì cũng như bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không.
Tuy nhiên, ở người bệnh tiểu đường vẫn cần tuân theo sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ khi bệnh của bạn đang ở tình trạng nặng cần có phác đồ điều trị rõ ràng.
Bên cạnh đó, người bệnh cần nắm rõ nguyên tắc khi ăn để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Nên chia khẩu phần ăn thành bữa nhỏ, ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên thay đổi số lượng đồ ăn đột ngột trong các bữa ăn hàng ngày.
Việc kiểm soát chế độ ăn uống chưa bao giờ là dễ dàng kể cả ở người khỏe mạnh, nhưng bạn hãy cố gắng xây dựng cho mình một thực đơn khoa học, cân bằng dinh dưỡng để bệnh tiểu đường có tiến triển tốt, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, người bệnh nên có những vận động nhẹ sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, lên kế hoạch tập luyện, rèn luyện thể chất cho bản thân.
Tham khảo bài viết: Thực đơn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì?