Site icon Sulforaphane

Thực đơn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì để có chế độ ăn uống lành mạnh trong việc điều trị cũng như kiểm soát lượng đường huyết duy trì ở mức an toàn và ổn định.

Ngoài việc cần tham khảo y kiến bác sĩ về một thực đơn ăn uống lành mạnh, dưới đây là các thực phẩm phù hợp để trả lời câu hỏi bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì để tốt cho sức khỏe và cơ thể của mình.

Những thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Định nghĩa: Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc insulin trong cơ thể bị vô hiệu hóa một phần (đề kháng insulin) hoặc kết hợp cả 2. Do đó, đường bị tích tụ trong máu làm tăng đường huyết. 

Tiểu đường tuýp 2 chưa xác định được rõ nguyên nhân, nhưng yếu tố di truyền do quá trình tương tác phức tạp của các gen và môi trường có thể là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này. 

Tiểu đường tuýp 2 thường gặp phải ở những người trường thành. Tỷ lệ béo phì gia tăng cũng đã kéo theo việc nhiều người vị thành niên và người trẻ tuổi mắc tiểu đường tuýp 2. 

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì?

Thực phẩm nguyên hạt và ngũ cốc

Thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin và khoáng chất hơn, trong khi các sản phẩm đã qua chế biến lại chứa phần lớn là lượng tinh bột chuyển hóa hấp thụ nhanh có rất ít giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.

Người mắc bệnh tiểu đường cần phải giảm tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa xấu có nguy cơ làm tăng lượng đường huyết cao. 

Thay vào đó, bệnh nhân nên sử dụng các thực phẩm thay thế có giá trị dinh dưỡng cao đồng thời giúp hỗ trợ tiểu đường, duy trì đường huyết ở mức ổn định như: ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt thay cho gạo trắng (trong gạo lứt hàm lượng chất xơ cũng rất cao), khoai lang thay cho khoai tây, bánh mì đen, yến mạch nguyên chất hoặc bột yến mạch, và bột ngô…

Thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Nhiều loại thực phẩm chứa các chất béo tốt với những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe như làm giảm cholesterol máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp đường huyết trở nên ổn định hơn.

Vậy bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì? Nguồn chất béo có trong các loại thực phẩm bên trong bơ, quả hồ đào, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu giúp giảm nồng độ cholesterol. 

Các chất béo có lợi cho sức khỏe mọi người cũng như người bệnh mắc bệnh tiểu đường là chất béo bão hòa. Chúng tồn tại khá nhiều trong một số loại thực phẩm thường ngày như: các loại cá thu, cá hồi, cá ngừ; quả bơ; dầu oliu, dầu dừa…

Thực phẩm chứa chất béo bão hòa tốt cho người bị tiểu đường

Thực phẩm chứa nhiều protein

Protein có thể giúp một người cảm thấy no lâu hơn, từ đó giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể, giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường huyết trong máu tốt hơn.

Nói dễ hiểu, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên thực phẩm giàu protein đền từ các thực phẩm sau đây: Cá như cá hồi, cá thu và cá ngừ…, gia cầm: như gà, vịt,… và các loại đậu và hạt: như đậu nành, đậu đen,…

Tham khảo bài viết: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Bổ sung rau củ quả vào thực đơn hằng ngày

Các loại rau xanh và trái cây luôn chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất tự nhiên. Đồng thời chúng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Rau xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn lành mạnh và dành cho tất cả mọi người nói chung và người bị bệnh tiểu đường nói riêng.

Các loại rau từ họ cải như củ cải, cải xoăn, bông cải xanh – chứa rất nhiều hợp chất sulforaphane – có chức năng chính trong cơ thể là bảo vệ chống lại sự hình thành của ung thư, độc tố và sự oxy hóa quá mức, đây là những loại rau lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh tiểu đường không nên uống gì?

Bệnh tiểu đường không nên uống gì?

Nước ngọt có ga, nước trái cây đóng hộp

Các chuyên gia và bác sĩ đặc biệt khuyến cáo người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 phải loại bỏ hoàn toàn các loại nước ngọt có ga như coca, pepsi, 7up… ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày bởi chúng có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. 

Đối với những loại nước ngọt quảng cáo là không calorie, không chứa đường hay chất tạo ngọt dành cho người ăn kiêng thì người bệnh cũng nên hạn chế nhé vì nó cũng sẽ không tốt cho sức khỏe. 

Nước ép trái cây đóng hộp nhưng giá trị dinh dưỡng của hai thức uống này thường thấp trong khi lượng đường và tinh bột đường rất cao. Chúng cũng làm đường huyết tăng đột ngột giống như các loại nước ngọt, nên dùng các loại nước ép từ trái cây và rau củ quả tươi nha. 

Loại bỏ hoàn toàn thức uống chứa alcohol

Rượu, bia và những loại đồ uống có cồn nói chung sẽ khiến lượng đường trong máu sụt giảm, điều gây bất lợi cho những người đang dùng thuốc làm tăng tiết insulin, hoàn toàn không tốt cho quá trình điều trị bệnh chút nào.

Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường

Thứ 2:

Bữa sáng cho người tiểu đường: Granola + hoa quả + sữa chua (không đường càng tốt)

Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau củ + thịt kho + rau ăn kèm + hoa quả;

Bữa xế (nếu có): Bánh dành cho người tiểu đường;

Bữa tối: 1 bát cơm + rau cải luộc + thịt kho + hoa quả.

Thứ 3:

Bữa sáng: Granola + hoa quả + sữa chua (không đường càng tốt)

Bữa trưa: 1 bát cơm + canh chua cá + rau luộc + thịt gà kho + hoa quả;

Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);

Bữa tối: 1 bát cơm + canh chua cá + rau luộc + thịt gà kho + hoa quả.

Thứ 4:

Bữa sáng: Phở gà;

Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau cải + trứng cuộn + hoa quả;

Bữa xế (nếu có): Bánh dành cho người tiểu đường;

Bữa tối: 1 bát cơm + salad trứng + canh rau cải + hoa quả.

Thứ 5:

Bữa sáng: Granola + hoa quả + sữa chua (không đường càng tốt)

Bữa trưa: 1 bát cơm + canh hến nấu chua + cá chiên (nồi chiên không dầu càng tốt) + hoa quả;

Bữa xế (nếu có): Bắp hoặc khoai luộc;

Bữa tối: 1 bát cơm + canh hến nấu chua + cá chiên (nồi chiên không dầu càng tốt) + hoa quả;

Thứ 6:

Bữa sáng: Hủ tiếu + hoa quả;

Bữa trưa: 1 bát cơm + canh bí đao + thịt bò xào rau + hoa quả;

Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);

Bữa tối: 1 bát cơm + rau luộc + đậu hũ nhồi thịt + hoa quả.

Thứ 7:

Bữa sáng: Cháo các loại đậu (tùy chọn)

Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau + thịt kho + hoa quả;

Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);

Bữa tối: 1 bát cơm +  thịt kho + mướp đắng xào trứng + hoa quả.

Chủ nhật:

Bữa sáng: Tự thưởng cho bản thân bún bò Huế, bún thịt nướng, bún riêu…

Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau củ + đậu hũ nhồi thịt + hoa quả;

Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);

Bữa tối: Cháo sườn + hoa quả.

Trên đây là toàn bộ thực phẩm để trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì cũng như gợi ý thực đơn cho người bị tiểu đơn trong 7 ngày Sulforaphane dành cho bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho bệnh nhân tiểu đường cùng người nhà trong quá trình điều trị và duy trì bệnh ở tình trạng tốt nhất.

Exit mobile version