Site icon Sulforaphane

Người bị bệnh gan ăn trứng gà được không trong quá trình điều trị

Bệnh gan ăn trứng gà được không? Trứng gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều vitamin và khoáng chất nên là món ăn khoái khẩu của nhiều người. 

Một quả trứng gà ta có giá trị dinh dưỡng khoảng 40g còn với một quả trứng vịt là khoảng 70g (cả vỏ). Vậy người bị bệnh gan ăn trứng gà được không? Hãy cùng Sulforaphane tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Người bị bệnh gan ăn trứng gà được không trong quá trình điều trị bệnh

Cùng tìm hiểu khái niệm bệnh gan là gì, có những loại bệnh gan nguy hiểm nào?

Bệnh gan là gì?

Để trả lời chính xác cho câu hỏi trên, chúng ta cần phải phân biệt được về những bệnh lý liên quan đến gan khác nhau. Từ đó, mới hiểu được bệnh gan là gì và nó có thật sự nguy hiểm hay không.

Với tình hình ô nhiễm môi trường sống và thực phẩm bẩn ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, hàng ngày chúng ta đang phải nạp vào cơ thể rất nhiều loại độc tố khác nhau. Độc tố không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ trong cơ thể dần gây nên nhiều loại bệnh lý về gan.

Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể sau da, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Khi gan bị tổn thương, hầu hết các chức năng khác của cơ thể sẽ đều bị suy giảm, lâu ngày dẫn đến các bệnh lý về gan nguy hiểm đến tính mạng như xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan. 

Bệnh gan mãn tính 

Bệnh gan mãn tính hay còn gọi là viêm gan virus (viêm gan siêu vi) là tình trạng nhiễm trùng, gây viêm và tổn thương các mô gan. Có 5 loại viêm gan mãn tính chính là: A, D, E, B và C. Trong đó, virus viêm gan B và C nguy hiểm nhất, một trong những nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan hàng đầu hiện nay.

Bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ đang là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh gan nhiễm mỡ thực chất là một biểu hiện của việc tích lũy quá nhiều mỡ ở gan. Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng gan. 

Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu căn bản là không có hại, tuy nhiên tình trạng viêm gan kéo dài có thể dẫn tới xơ gan và làm giảm chức năng của gan. Căn bệnh này có thể diễn biến thành xơ gan, ung thư gan và thật nguy hiểm khi ngày càng nhiều người mắc căn bệnh này.

Người bị bệnh gan không nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh

Người bị bệnh gan không nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh

Loại bỏ chất kích thích như rượu bia, đồ uống chứa cồn

Đây là nhóm thực phẩm tuyệt đối cấm kỵ với người bị gan nhiễm mỡ. Chất kích thích như rượu bia, đồ uống chứa cồn là nguyên nhân chính gây bệnh về gan. Uống rượu bia sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ cấp độ gan nhẹ sang xơ gan và thậm chí là ung thư gan. Việc đào thải mỡ cùng các chất độc hại từ rượu bia làm cho gan quá tải, suy giảm chức năng.

Khi đã mắc các bệnh lý về gan nghiêm trọng mà người bệnh vẫn tiếp tục uống rượu bia sẽ làm quá trình chuyển đến xơ gan và ung thư gan nhanh hơn. Người bệnh cần kiêng hoàn toàn bia rượu nếu muốn khỏi bệnh và để việc điều trị bệnh nhanh có kết quả nhất.

Hạn chế ăn thịt đỏ

Trong thịt đỏ (thịt bò, thịt dê) chứa rất nhiều protein, chuyển hóa tại gan. Như vậy sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Gan không chuyển hóa được gây tăng lượng mỡ tồn đọng, khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Hạn chế các loại hoa quả chứa hàm lượng đường cao

Hàm lượng đường (Fructose) cao là nguyên nhân gây ra hàng loạt các căn bệnh như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Fructose do gan chuyển hóa. Việc hạn chế ăn các loại quả chứa nhiều fructose như quả vải, nho khô, việt quất ngọt, chà là, quả lựu… sẽ giúp giảm gánh nặng cho gan, phòng ngừa các loại bệnh lý về gan hiệu quả.

Hạn chế tối đa sử dụng các loại gia vị cay nóng

Các đồ ăn cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hồ tiêu, cà phê có mặt trong danh sách bị bệnh gan cần phải kiêng. Những gia vị thông thường hằng ngày này cũng được xếp vào danh sách kiêng khem đối với người mắc bệnh gan. 

Người bệnh cần cẩn thận khi sử dụng vì những gia vị này cay và nóng sẽ làm gan chúng ta hoạt động yếu dần đi. Chúng sẽ làm suy giảm chức năng gan, khiến gan không thể bài tiết chất béo, làm chúng tồn đọng khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Hạn chế chất béo và mỡ động vật, tránh ăn những thực phẩm giàu cholesterol

Mỡ động vật chứa nhiều axit béo no (bão hoà) và có khả năng tái tạo cholesterol. Mỡ động vật một khi đã đưa vào cơ thể sẽ đi qua gan, bài tiết ra ngoài ở gan. Nếu sử dụng quá nhiều mỡ động vật sẽ khiến gan không thể bài tiết mỡ, dẫn đến tích tụ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ, lâu dài dẫn đến các bệnh lý về gan nguy hiểm.

Lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol, sẽ không tốt cho người mắc bệnh gan nên cần hạn chế

Tránh ăn những thực phẩm giàu cholesterol

Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, trứng lộn, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn chứa một lượng cholesterol rất cao. Vì vậy, khuyến cáo nên giảm tiêu thụ hay loại bỏ hoạt toàn các loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn hằng ngày giúp làm giảm lượng chất béo trong lá gan.

Vậy bệnh gan ăn trứng gà được không? Ăn trứng gà nhiều có hại gan không?

Bệnh gan ăn trứng gà được không là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Chủ tịch Hội gan mật Việt Nam – TS Đinh Quý Lan khẳng định cho tới nay chưa có công trình khoa học nào chứng minh ăn trứng cụ thể là trứng sống, trứng chần, trứng ốp la (lòng đào) gây hại cho gan và người mắc những bệnh lý về gan.

Tuy nhiên, lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol, sẽ không tốt cho người mắc bệnh gan nên cần hạn chế. 

Ngoài ra, người bệnh gan vẫn có thể ăn từ 1-2 quả trứng/ tuần. Các chất Phospholipid trong trứng sẽ giúp gan đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể. Để hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng trong trứng, tốt nhất nên ăn trứng luộc thay vì trứng chiên, rán.

Tổng kết

Bệnh gan ăn trứng gà được không đã được đã được Sulforaphane giải đáp ở trên. Ngoài ra, việc có một chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp cơ thể chống lại các loại bệnh về gan, đặc biệt là ung thư gan do những bệnh lý gan gây ra. 

Cụ thể, việc thường xuyên ăn bông cải xanh (loại rau chứa dồi dào hàm lượng sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả) có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh lý về gan.

Exit mobile version