Bệnh gan nên ăn hoa quả gì để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, hoa quả tươi luôn được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn của người bệnh vì chúng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất hữu ích cho quá trình phục hồi tổn thương trong gan.
Nhưng không phải ai cũng biết bệnh gan nên ăn hoa quả gì để có thể lấy được lợi ích tối ưu nhất, dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi để bạn có thể đưa vào thực đơn hằng ngày của mình.
Những loại hoa quả người bệnh gan nên ăn
Quả chuối và dưa hấu
Quả chuối cung cấp nhiều vitamin C chất xơ giúp hỗ trợ thải độc, tăng cường chức năng tiêu hóa cho người bệnh.
Chuối có nguồn kali dồi dào có công dụng cải thiện tình trạng xơ gan có liên quan đến việc thiếu hụt kali. 2 quả chuối mỗi ngày có thể đẩy lùi bệnh một cách tự nhiên.
Dưa hấu chứa các thành phần arginine và citrulline có khả năng làm tăng sức bền cho mao mạch, tạo điều kiện đưa máu đến nuôi dưỡng gan tốt hơn.
Quả táo và quả bơ
Táo chứa nguồn chất xơ hòa tan dồi dào có tác dụng trong việc thải độc, kích thích nhu động ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa cũng như chuyển hóa chất dinh dưỡng.
1-2 quả táo mỗi ngày có tác dụng làm giảm gánh nặng cho gan giúp cơ thể đào thải kim loại nặng và ngăn ngừa tình trạng sỏi túi mật.
Trong bơ chứa vitamin B, C, E,glutathione tham gia vào quá trình xây dựng tế bào mới, ức chế virus, giảm viêm cho gan khi bị gốc tự do cùng các tác nhân có hại tấn công. Bơ còn cung cấp nhiều chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe tim mạch, kích thích tiêu hóa và nâng cao sức khỏe tổng thể cho người bệnh.
Quả chanh, quả cam và quả bưởi
Chanh chứa lượng vitamin C và axit hữu cơ dồi dào chống oxy hóa, giảm viêm, ngăn chặn quá trình phá hủy tế bào gan.
1-2 ly nước chanh ấm mỗi ngày sẽ đào thải độc tố cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, ngăn chặn sự tích tụ của mỡ trong gan, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Cam chứa chất chống oxy hóa cùng hàm lượng vitamin C phong phú giúp tăng cường khả năng bảo vệ cho gan, ngăn chặn quá trình xơ hóa, đồng thời hỗ trợ thải độc, nâng cao sức đề kháng.
Giống như chanh, bưởi là loại quả mọng nước chứa nhiều vitamin C chất xơ, naringenin, naringin có tác dụng chống oxy hóa, thải độc và bảo vệ cho gan, ức chế quá trình xơ hóa của các tế bào.
Nước ép nào tốt cho gan thì những loại nước ép từ các loại quả mọng nước như chanh, cam, bưởi cũng rất tốt cho sức khỏe, lại còn rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Quả nho và quả thơm
Bệnh gan nên ăn hoa quả gì? Nho có thành phần dinh dưỡng giàu resveratrol được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ức chế quá trình xơ gan, tiêu diệt gốc tự do để bảo vệ các mô khỏe mạnh.
Resveratrol còn có công dụng chống viêm, giảm nguy cơ mắc ung thư gan cho người bị xơ gan lâu năm. Ngoài ra, hạt nho chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng tích cực trong việc cải thiện chức năng gan.
Thơm chứa Bromelain là một loại enzyme có khả năng kháng viêm, tiêu sưng, giảm mỡ hiệu quả, cải thiện các vấn để hệ tiêu hóa như chướng bụng, không tiêu nên đặc biệt tốt cho những ai đang có vấn đề về gan.
Thơm còn chứa lượng lớn vitamin B, C, photpho, kali giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thải độc tố ở gan, cải thiện hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn khi gan bị virus tấn công.
Lưu ý chỉ nên ăn tối đa 2 quả thơm/tuần, lựa quả chín, có thể dùng trực tiếp hoặc ép nước uống đều rất ngon miệng.
Bệnh gan nên uống nước gì?
Trà xanh từ lâu đã được coi là thức uống giải độc, thanh nhiệt tự nhiên cho cơ thể được rất nhiều người áp dụng. Trong trà xanh có chứa một hàm lượng lớn chất chống oxy hóa giúp thải độc ra bên ngoài cơ thể, giúp làn da tươi sáng hơn.
Nước là rau cần có khả năng giảm lượng cholesterol và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Ngoài ra nó còn có công dụng giải độc gan, hạ huyết áp, đả thông kinh mạch, làm sáng mắt.
Trà lá sen là thức uống hỗ trợ giảm béo, sự tích tụ của mỡ trong gan. Không những thế uống trà xanh còn có tác dụng giảm cholesterol và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Nước ép táo chứa nhiều pectin có tác dụng đào thải kim loại nặng, làm tăng hoạt động của chức năng gan. Uống một ly nước ép táo mỗi ngày sẽ hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Nước có nhiệm vụ vận chuyển các chất thải này và đào thải chúng thông qua nước tiểu, mồ hôi và quá trình hít thở nên 1,5-2 lít nước mỗi ngày trong điều kiện hoạt động bình thường là rất quan trọng.
Người bị bệnh gan không nên ăn chất gì?
Cùng với việc bệnh gan nên ăn hoa quả gì như đã gợi ý, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn nhạt, cắt giảm muối, dầu mỡ khi chế biến món ăn.
Ngoài ra, người mắc gan suy yếu nên hạn chế các loại hoa quả có tính nóng như nhãn, sầu riêng hay quả vải, chôm chôm.
Chế độ ăn uống của người bệnh nên hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn thức uống có chứa cồn (alcohol), thuốc lá, thực phẩm bẩn, nhiễm hóa chất ra khỏi thực đơn hằng ngày.
Tôm và các loại hải sản tươi sống là nguồn cung cấp lượng đạm cao nên không tốt đối với người bệnh gan, đặc biệt là đối với người có tiền sử bị dị ứng hải sản.
Măng là thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng giảm táo bón và cholesterol trong máu nhưng lại không hề tốt đối với người bị bệnh gan vì măng có tính hàn, khó tiêu ở dạ dày và chuyển hóa ở gan.
Nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol gây giảm hoặc làm tắc nghẽn quá trình bài tiết dịch mật, cơ thể không thể tiêu hóa triệt để các chất béo này không ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lọc thải độc của gan.
Sulforaphane lưu ý người bệnh gan cần chú ý ăn uống khoa học, hợp lý, cân bằng dinh dưỡng, nguyên tắc ăn uống hằng ngày là chọn thức ăn dễ tiêu và không kiêng quá mức sẽ dẫn đến suy kiệt cơ thể, tránh lao động quá sức để tăng áp lực lên gan.
Tham khảo bài viết: Phương pháp dân gian – cách chữa gan nhiễm mỡ tại nhà