Site icon Sulforaphane

Người mắc bệnh gan ăn kiêng những gì để bệnh trở nên tốt hơn

Bệnh gan ăn kiêng những gì để có thể cải thiện tình trạng bệnh? Một thực đơn với chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng sẽ rất quan trọng đối với những ai đang bị mắc các bệnh lý về gan.

Trong quá trình điều trị, cùng với luyện tập thể dục thể thao, bệnh gan ăn kiêng những gì luôn được mọi người quan tâm. Thực đơn ăn uống của người bệnh gan cần được theo dõi sát sao để có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh diễn tiến nghiêm trọng và gây ra nguy hiểm cho bản thân.

Người mắc bệnh gan ăn kiêng những gì để bệnh trở nên tốt hơn

Người bị bệnh gan ăn kiêng những gì?

Loại bỏ hoàn toàn các chất kích thích như rượu bia, đồ uống chứa cồn

Gan nhiễm mỡ cần ăn kiêng những gì? Thí nhóm thực phẩm trên chính là cấm kỵ với người bị gan nhiễm mỡ. 

Chất kích thích như rượu bia, đồ uống chứa cồn là nguyên nhân chính gây bệnh về gan. Uống rượu bia sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ cấp độ gan nhẹ sang xơ gan và thậm chí là ung thư gan. Việc đào thải mỡ cùng các chất độc hại từ rượu bia làm cho gan quá tải, suy giảm chức năng.

Khi đã mắc các bệnh lý về gan nghiêm trọng mà người bệnh vẫn tiếp tục uống rượu bia sẽ làm quá trình chuyển đến xơ gan và ung thư gan nhanh hơn. Người bệnh cần kiêng hoàn toàn bia rượu nếu muốn khỏi bệnh và để việc điều trị bệnh nhanh có kết quả nhất.

Bệnh gan kiêng ăn gì: Hạn chế ăn thịt đỏ

Trong thịt đỏ (thịt bò, thịt dê) chứa rất nhiều protein, chuyển hóa tại gan. Như vậy sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Gan không chuyển hóa được gây tăng lượng mỡ tồn đọng, khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, thịt dê có chứa lượng lớn lipid, tạo gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, lọc thải độc tố tại gan, khiến gan dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Bệnh gan không nên ăn gì: Tránh ăn những thực phẩm giàu cholesterol

Hạn chế chất béo và mỡ động vật: Mỡ động vật chứa nhiều axit béo no (bão hoà) và có khả năng tái tạo cholesterol. Mỡ động vật một khi đã đưa vào cơ thể sẽ đi qua gan, bài tiết ra ngoài ở gan. Nếu sử dụng quá nhiều mỡ động vật sẽ khiến gan không thể bài tiết mỡ, dẫn đến tích tụ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ, lâu dài dẫn đến các bệnh lý về gan nguy hiểm.

Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, trứng lộn, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn chứa một lượng cholesterol rất cao. Vì vậy, khuyến cáo nên giảm tiêu thụ hay loại bỏ hoạt toàn các loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn hằng ngày giúp làm giảm lượng chất béo trong lá gan.

Người bệnh gan cũng nên hạn chế ăn tôm vì nó cung cấp nhiều đạm, cholesterol khiến gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa hết chất

Bệnh gan không nên ăn gì: Tránh ăn những thực phẩm giàu cholesterol

Hạn chế các loại hoa quả chứa hàm lượng đường cao

Hàm lượng đường (Fructose) cao là nguyên nhân gây ra hàng loạt các căn bệnh như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Fructose do gan chuyển hóa. Việc hạn chế ăn các loại quả chứa nhiều fructose như quả vải, nho khô, việt quất ngọt, chà là, quả lựu… sẽ giúp giảm gánh nặng cho gan, phòng ngừa các loại bệnh lý về gan hiệu quả.

Hạn chế tối đa sử dụng các loại gia vị cay nóng

Các đồ ăn cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hồ tiêu, cà phê có mặt trong danh sách bị bệnh gan cần phải kiêng. Những gia vị thông thường hằng ngày này cũng được xếp vào danh sách kiêng khem đối với người mắc bệnh gan. 

Bệnh gan ăn kiêng những gì? Người bệnh cần cẩn thận khi sử dụng vì những gia vị này cay và nóng sẽ làm gan chúng ta hoạt động yếu dần đi. Chúng sẽ làm suy giảm chức năng gan, khiến gan không thể bài tiết chất béo, làm chúng tồn đọng khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Ngoài ra người bị bệnh gan nên kiêng ăn măng. Măng là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, gây khó tiêu ở dạ dày, tác động đến quá trình chuyển hóa tại gan, làm suy giảm hoạt động của gan.

Thực đơn cho người bị bệnh gan

Việc có một chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp cơ thể chống lại những loại bệnh lý về gan. Nhóm chất dinh dưỡng rất tốt cho người bị bệnh gan, cụ thể như sau:

Thực đơn cho người bị bệnh gan

Thực phẩm giàu protein như thịt lợn nạc, thịt bò, gà nạc, trứng (ăn từ 1-2 quả/tuần). Các loại đỗ như đỗ xanh, đỗ đen, đỗ trắng, đỗ đỏ, đỗ tương,… có tác dụng giải độc tốt cho gan, làm mát gan, cung cấp nhiều năng lượng để cơ quan gan có khả năng tái tạo và phục hồi trở lại.

Sữa bò, sữa bột là thực phẩm giàu protein tốt cho người viêm gan mãn tính. Methionin trong sữa bò giúp cơ thể tổng hợp choline giúp tăng cường khả năng ngăn mỡ tích tụ lại gan hiệu quả.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ quá trình phục hồi gan diễn ra nhanh hơn, trong đó rau xanh, trái cây là lựa chọn tối ưu cho người bệnh gan. Cụ thể, việc thường xuyên ăn bông cải xanh (loại rau chứa dồi dào hàm lượng sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả) có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh lý về gan.

Bông cải xanh rất hữu ích trong việc hỗ trợ quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, thải bỏ độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, sulforaphane có trong loại rau này giúp kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, ngăn vi khuẩn xấu xâm nhập hệ tiêu hóa và cho phép lợi khuẩn phát triển mạnh.

Tổng kết 

Hiện tại, tuy chưa lý giải được một cách chính xác nhất cơ chế hoạt động của hoạt chất sulforaphane này, nhưng nghiên cứu vẫn chỉ ra rõ nó đã mang lại sự cân bằng cho gan, trong đó có việc giảm hấp thụ các chất béo xấu. Nhờ đó có thể cải thiện được tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu, bia và hạn chế được khả năng dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Như vậy ngoài việc trả lời cho câu hỏi bệnh gan ăn kiêng những gì, qua bài viết này Sulforaphane Lab cũng đã cung cấp cho các bạn thêm một số nhóm chất dinh dưỡng mà người bệnh nên sử dụng trong thực đơn hằng ngày để mọi người có thể tham khảo.

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học cho người bị bệnh gan sẽ giúp giảm được những tổn thương nhất định ở gan, hạn chế tối đa các triệu chứng của bệnh cũng như các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, ung thư gan.

Exit mobile version