Suy giảm trí nhớ mất tập trung thường được biết đến là một bệnh ở tuổi già. Nhưng trên thực tế, bệnh suy giảm trí nhớ có thể xảy ra ở hầu hết các độ tuổi. Việc suy giảm trí nhớ mất tập trung ở người trẻ không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Bài viết sau đây, chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn những nguyên nhân, và ảnh hưởng của việc suy giảm trí nhớ gây ra. Mọi người hãy cùng theo dõi nhé!
Suy giảm trí nhớ mất tập trung là gì?
Trí nhớ hay còn được biết đến là nơi giúp chúng ta lưu trữ các ký ức của bản thân mình. Đây là một quá trình được não bộ thực hiện giúp xử lý và lưu trữ thông tin.
Tuy nhiên, nếu như khả năng ghi nhớ của bộ não của chúng ta bị giảm sút theo thời gian sẽ gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ. Nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm trí nhớ là do quá trình của não bộ gây ra sự thoái hóa hoặc tổn thương.
Khi bộ não suy giảm, đã làm cho các cơ quan chức năng của não bộ hoặc quá trình vận chuyển thông tin và ghi nhớ ở vỏ não gặp tình trạng ngưng trệ. Từ đó gây ra hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
Ban đầu, người bệnh sẽ xuất hiện các hiện tượng như hay quên những việc mới xảy ra. Nhưng nếu như bệnh biến chuyển nặng hơn, sẽ khiến cho cuộc sống của người bệnh bị mất cân bằng do trí tuệ giảm sút trong thời gian dài. Có khả năng mắc bệnh Alzheimer – bệnh đãng trí ở người già.
Một số các biểu hiện khi mắc bệnh suy giảm trí nhớ
Biểu hiện khi gặp tình trạng suy giảm trí nhớ có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào từng trường hợp của bệnh:
- Hay quên và mất tập trung, nói trước quên sau là chuyện thường xuyên xảy ra đối với những người bị suy giảm trí nhớ
- Người bệnh sẽ dễ dàng xuất hiện việc không nhớ được những nơi mà mình để đồ vật
- Khó khăn trong quá trình ghi nhớ các thông tin và kiến thức mới
- Khó khăn trong quá trình chơi các trò chơi cần đến tư duy
- Gây khả năng nhầm lẫn các mốc thời gian với nhau
- Mất phương hướng trong quá cuộc sống
- Khả năng phán đoán và đưa ra quyết định sẽ xuất hiện tình trạng suy giảm
- Bệnh suy giảm trí nhớ mất tập trung còn làm cho cơ thể của chúng ta dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi và căng thẳng
- Người bệnh khó kiểm soát được hành vi của bản thân mình
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ
1. Những người có độ tuổi cao sẽ xuất hiện tình trạng suy giảm trí nhớ
Có lẽ chúng ta ai cũng đều biết, tuổi tác càng cao thì khả năng gây suy giảm trí nhớ càng cao, nhất là việc suy giảm trí nhớ ở người già. Quá trình thoái hóa của não bộ sẽ khiến cho việc tiếp nhận và ghi nhớ thông tin của chúng ta bị suy giảm.
2. Những người mắc bệnh cũng có khả năng gây suy giảm trí nhớ
Các bệnh lý về não chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho não bộ của chúng ta dễ dàng rơi vào tình trạng suy giảm chức năng, trí nhớ. Vì vậy, việc suy giảm trí nhớ mất tập trung ở người trẻ cũng có thể hoàn toàn xảy ra chứ không riêng gì những người cao tuổi bạn nhé!
Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý về gan, thận hoặc phổi mãn tính cũng có nguy cơ suy giảm trí nhớ khá cao.
3. Mất tập trung và căng thẳng trong thời gian dài
Đối với những người trẻ, áp lực của cuộc sống, công việc luôn đè nặng lên đôi vai của mỗi chúng ta. Điều này sẽ làm cho khả năng tăng sinh mạnh mẽ ở các gốc tự do, gây ra việc hư hỏng các tế bào thần kinh trong não bộ. Kéo theo đó là các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh của chúng ta.
Do đó, nó đã gây ra hội chứng suy giảm trí nhớ mất tập trung ở người trẻ hiện nay.
Hệ thần kinh căng thẳng sẽ khiến cho năng suất công việc giảm sút, khó tập trung trong quá trình suy nghĩ. Khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc suy giảm chức năng ở não bộ và trí nhớ bị giảm sút một cách nghiêm trọng.
4. Thiếu ngủ
Giấc ngủ là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết đối với cơ thể của chúng ta. Đây sẽ là khoảng thời gian giúp chúng ta thư giãn và nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Đồng thời, khi ngủ não của chúng ta sẽ tạo ra các tần sóng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình ghi nhớ và lưu trữ các thông tin.
Vì vậy, việc cơ thể không được ngủ đủ giấc không những làm cho cơ thể thêm mệt mỏi, mà còn gây ra chứng hay quên và mất tập trung
Thông thường, mỗi giấc ngủ thường được đảm bảo từ 7-8h mỗi ngày để đảm bảo cho khả năng ghi nhớ, cũng như ngăn chặn quá trình suy giảm nhận thức.
Các cách giúp não bộ cải thiện chức năng suy giảm trí nhớ
Trong quá trình điều trị bệnh, ngoài việc sử dụng các loại thuốc được kê đơn của bạn sĩ, người bệnh cũng có thể kết hợp các phương pháp sau để giúp cho quá trình điều trị bệnh suy giảm trí nhớ mất tập trung ở người trẻ, phòng chống ung thư đạt kết quả tốt nhất:
- Thường xuyên rèn luyện trí não bằng các trò chơi giải đố
- Tập thể dục không chỉ có lợi cho sức khỏe, nó cũng mang đến rất nhiều các lợi ích cho não bộ của mình đấy nhé bạn.
- Một giấc ngủ đủ giấc sẽ giúp cho cơ thể thêm tràn đầy năng lượng, thêm minh mẫn giúp não bộ ghi nhớ một cách tốt nhất
- Một chế độ ăn hợp lý là một sự lựa chọn hoàn hảo đối với sức khỏe của chúng ta
- Trong cacao có chứa hoạt chất flavonoid rất có lợi cho não bộ. Vì vậy bạn nên thường xuyên bổ sung cacao trong bữa ăn của mình để hỗ trợ suy giảm hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
Sulforaphane – Lợi ích tuyệt vời trong quá trình điều trị suy giảm trí nhớ
Hiện nay, đã có nhiều các nghiên cứu chứng minh rằng việc sử dụng Sulforaphane, một isothiocyanate có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên rất có lợi đối với cơ thể của chúng ta, nó có khả năng giúp điều trị suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng gan, hỗ trợ tiểu đường hiệu quả.
Sulforaphane là một hoạt chất được nghiên cứu bởi nhà dược học Paul Talalay cùng với đội nghiên cứu của mình đã tìm ra.
Sulforaphane được biết đến là một hoạt chất có lợi trong nhiều loại thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày, nhưng chúng có nhiều nhất trong các loại rau họ cải. Vì vậy, để hỗ trợ cho quá trình điều trị suy giảm trí nhớ mất tập trung ở người trẻ tốt nhất thì bạn nên bổ sung thêm các hoạt chất này cho cơ thể nhé!
Trên đây là một số các chia sẻ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn vì hội chứng suy giảm trí nhớ mất tập trung. Chúng tôi cũng mong rằng, với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc về bài viết, cũng như thông tin về hoạt chất Sulforaphane thì đừng ngại mà hãy liên hệ đến chúng tôi ngay bạn nhé!