Site icon Sulforaphane

Nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh táo bón ở người già

Bệnh táo bón ở người già được xác định khi quá 3 ngày chưa đi đại tiện hoặc một  tuần đi tiêu dưới 3 lần, kèm theo các triệu chứng đau quặn bụng, phân khô cứng. 

Ngoài ra, bệnh táo bón ở người già cũng được xác định khi người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng đi không hết, phân cứng, lắt nhắt.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh táo bón ở người cao tuổi

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh táo bón ở người cao tuổi đã được xác định. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân nào gây ra bệnh táo bón ở người cao tuổi

Hệ tiêu hóa bị suy giảm do lớn tuổi

Khi lớn tuổi, thì các cơ quan trong cơ thể sẽ bắt đầu quá trình lão hóa mạnh mẽ, cơ quan tiêu hóa cũng vậy, nó sẽ hoạt động yếu đi và kém hơn bình thường rất nhiều. Lúc này, nhu động ruột giảm đi khiến cho phân di chuyển bên trong ruột diễn ra chậm, khi đến hậu môn phân thường khô cứng và khó đào thải ra ngoài. Từ đó, gây ra bệnh táo bón ở người cao tuổi.

Chế độ dinh dưỡng thiếu chất và cơ thể ít vận động

Việc ăn uống thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến khiến cho người già bị táo bón. Ăn uống khoa học với chế độ dinh dưỡng cân bằng thường sẽ không được người lớn tuổi quá chú tâm. Họ có thể nạp rất ít ăn rau xanh, hoa quả tươi hoặc kiêng khem quá mức do đang điều trị bệnh lý nào đó. 

Người lớn tuổi cũng thường hay rơi vào trạng thái chán hoặc không muốn ăn khiến cho chất cặn bã ít, phân ít không tạo ra được sự phản xạ co bóp đại tràng dẫn đến táo bón. Ngoài ra, chất béo từ bơ, sữa, đường tinh luyện cũng thường là thực phẩm được người già ưa thích. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh táo bón ở người già.

Người cao tuổi ít vận động – Việc vận động thể dục thể thao thường xuyên có tác dụng tăng nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Ở người già thói quen luyện tập thường sẽ lười hơn, từ đó làm gia tăng nguy cơ bị bệnh táo bón.

Người cao tuổi thường mắc phải nhiều loại bệnh lý

Người già hiện nay mắc phải rất nhiều bệnh lý như bệnh đại tràng, bệnh tiểu đường, bệnh về nội tiết tố… Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng táo bón diễn ra căng thẳng hơn ở người lớn tuổi. Nếu táo bón đến từ những nguyên nhân này, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa, có phác đồ điều trị rõ ràng.

Ở người già, việc sử dụng các loại thuốc tân dược như: Thuốc chống trầm cảm, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày, thuốc có thành phần tanin, kháng sinh, thuốc nhuận tràng … cũng sẽ gặp phải tác dụng phụ là khó đi đại tiện. dễ gây ra táo bón.

Người bị bệnh táo bón nên bổ sung chất xơ vào thực đơn hằng ngày

Người mắc táo bón ăn gì nhanh khỏi bệnh

Bệnh táo bón uống nước gì tốt cho sức khỏe?

Bổ sung đủ nước lọc

Nước là thành phần không thể thiếu để chữa bệnh táo bón. Bởi nước không chỉ giúp quá trình thanh lọc, đào thải độc tố diễn ra thuận lợi, mà còn hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột cũng như làm mềm phân. Do vậy, việc bạn uống không đủ nước có thể là nguyên nhân chính dẫn tới chứng táo bón. Bạn nên duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày. Tùy vào thể trạng cơ thể, người bệnh nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. 

Ngoài ra, mỗi sáng khi thức dậy, uống một cốc nước chanh ấm pha chút muối cũng sẽ hỗ trợ làm sạch ruột, đồng thời muối sẽ giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn.

Nước ép trái cây nguyên chất không đường

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một số loại nước trái cây không đường có khả năng làm mềm phân, giúp cho việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Trong thành phần của nước ép trái cây không đường có chứa chất sorbitol là carbohydrate không bị chuyển hóa trong đường tiêu hóa. Có thể kết hợp nước lọc với sinh tố trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất để tốt cho sức khỏe.

Người bệnh táo bón nên ăn gì?

Nha đam (còn được gọi là lô hội)

Nha đam giúp làm sạch đường ruột, giảm sự tích tụ của bụi bẩn và các chất độc, vì vậy nó cũng có thể hoạt động như một chất tẩy rửa, làm sạch ruột, đào thải chất độc, tránh táo bón. Với công dụng làm dịu và mềm vùng da khô hoặc bỏng rát, đồng thời có công dụng nhuận tràng, giúp hỗ trợ chữa bệnh táo bón ở người già.

Mật ong

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, mật ong ngoài công dụng kháng khuẩn còn bổ sung lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.

Trong mật ong có chứa nhiều chất xơ cùng một số enzym có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa tinh bột và đường ở dạ dày. Bên cạnh đó, mật ong ngoài công dụng kháng khuẩn còn bổ sung lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Mật ong cũng được xem như một chất “bôi trơn” có tác dụng kích thích ruột đẩy phân ra ngoài và chống lại tình trạng táo bón.

Củ khoai lang là nguồn cung cấp rất nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, riboflavin, thiamin, niacin và carotenoid.

Khoai lang

Củ khoai lang là nguồn cung cấp rất nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, riboflavin, thiamin, niacin và carotenoid. 

Khoai lang có tác dụng giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa và sức khỏe đường ruột do có hàm lượng chất xơ cao. Việc tiêu thụ khoai lang có thể làm tăng lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể giúp quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường, vì vậy loại củ này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón. 

Rau xanh

Một thực đơn cho người bị táo bón thì không thể thiếu rau xanh. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau xanh vừa tăng cường hoạt động của nhu động ruột, vừa giúp làm mềm phân, qua đó khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón.

Các loại rau có tính mát như rau má, mồng tơi, rau đay, rau ngót, rau dền,… chứa nhiều chất xơ hòa tan và vitamin, khoáng chất, có lợi cho đường tiêu hóa, giúp thanh nhiệt, trị nóng trong người rất tốt cho người bị táo bón.

Bông Atiso chứa chất inulin hoạt động tương tự như probiotic (trong sữa chua). Nó giúp nuôi dưỡng và làm tăng số lượng của các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Bông cải xanh (hay còn gọi là súp lơ xanh) chứa nhiều sulforaphane, có tác dụng bảo vệ ruột, kích thích tiêu hóa bằng cách ức chế sự sinh trưởng của các vi khuẩn có hại từ đó hạn chế được bệnh táo bón ở người già nói riêng và mọi người nói chung.

Exit mobile version