Mất ngủ suy giảm trí nhớ có rất nhiều hệ lụy gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mối liên hệ giữa suy giảm trí nhớ và mất ngủ, mất ngủ suy giảm trí nhớ là gì qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa tình trạng suy giảm trí nhớ và mất ngủ
Suy giảm trí nhớ là thuật ngữ chỉ hiện tượng trí nhớ và nhận thức bị suy giảm bởi sự thoái hóa não bộ.
Hiện tượng não bộ suy giảm chức năng hoặc quá trình vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ được coi là hội chứng suy giảm trí nhớ hay còn được gọi là suy giảm chức năng nhận thức.
Suy giảm trí nhớ đôi khi chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng nó cũng có thể kéo dài và không được điều trị sẽ diễn tiến thành hội chứng sa sút trí tuệ khi về già, đặc biệt trong số đó là căn bệnh Alzheimer gây nguy hiểm đến tính mạng.
Mất ngủ là triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ có thể là do căng thẳng, lo âu hoặc sử dụng chất kích thích. Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Mối liên hệ mất ngủ suy giảm trí nhớ
Không tuyệt đối 100%, tuy nhiên đa phần những người bị mất ngủ đều ảnh hưởng đến trí nhớ nghiêm trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa suy giảm trí nhớ và giấc ngủ rối loạn đặc biệt ở người mắc bệnh Alzheimer – tích tụ nhiều protein amyloid beta trong não.
Các protein này sẽ gia tăng khi chúng ta tỉnh táo và giảm dần khi chúng ta ngủ. Vì vậy khi thiếu ngủ thường xuyên sẽ khiến các protein này tích tụ và tăng nguy cơ mắc Alzheimer gây suy giảm trí nhớ.
Có mối liên quan rõ ràng là người mắc chứng suy giảm trí nhớ thì có giấc ngủ ngắn hơn và ngủ không sâu so với người bình thường.
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ
Hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ hiện nay đang gia tăng đáng kể do nhiều tác động từ môi trường bên ngoài, thức ăn hoặc do áp lực công việc, học tập, đặc biệt là di chứng của hậu Covid-19 gây nên.
Thống kê của báo VNexpress cho thấy, người trẻ dưới 50 tuổi ít nhất gặp phải một vấn đề về trí nhớ kém lên đến 85%, trong số đó có đến 20-30% ở độ tuổi dưới 30.
Người mắc chứng suy giảm trí nhớ là quên những việc diễn ra hằng ngày của chính bản thân mình như quên địa chỉ, tên tuổi, quên ví tiền, quên bài mới học… cho đến những ký ức quan trọng khác.
Ngoài ra, người bệnh sẽ quên những gì vừa nói hoặc những câu nói mình định nói, nhắc đi nhắc lại một sự việc nhiều lần, trí nhớ sẽ bỏ quên những việc đã lên kế hoạch cần làm.
Hành vi cũng như cảm xúc của họ cũng dễ bị tác động, tâm trạng thường xuyên cáu gắt, khó chịu hay tỏ ra bực mình với mọi thứ diễn ra ở xung quanh mình.
Hậu quả của chứng mất ngủ suy giảm trí nhớ
Chất lượng cuộc sống giảm
Người bị mất ngủ suy giảm trí nhớ sẽ có khả năng tư duy, tập trung và xử lý công việc kém vì chứng quên trước quên sau từ đó chất lượng công việc và học tập giảm sút rõ rệt.
Đối với các em học sinh – sinh viên thì những áp lực bài vở thi cử cũng khiến các em dễ mắc phải tình trạng suy giảm trí nhớ, khả năng ghi nhớ và tiếp thu giảm sút.
Sa sút trí tuệ
Theo nhiều thống kê thì có khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành bệnh sa sút trí tuệ sau 3 năm với các biểu hiện đặc trưng như sau: trí nhớ giảm sút, khả năng ngôn ngữ và vận động bị rối loạn, mất khả năng nhận thức…
Teo não
Suy giảm trí nhớ kéo dài diễn tiến thành sa sút trí tuệ, gây ra những tổn hại nghiêm trọng và rất khó phục hồi như như teo não, tổn thương chất trắng, giãn não thất trong MRI não.
Bệnh lý Alzheimer và Parkinson
Có khoảng 10% người mắc suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành Alzheimer dưới tác động của Amyloid Beta – một loại protein gây ra bệnh Alzheimer có nhiều ở người bị suy giảm trí nhớ.
Cho đến nay, Alzheimer vẫn chưa có cách chữa trị mà chỉ có thể làm chậm diễn tiến của bệnh. Người mắc bệnh Alzheimer tử vong sau khoảng 8-10 năm.
Ở giai đoạn khởi phát Parkinson, người bệnh sẽ gặp tình trạng mệt mỏi, giảm nhận thức, rối loạn chữ viết… do thoái hóa các tế bào thần kinh ở vùng chất đen làm giảm sản xuất các chất dẫn truyền và ảnh hưởng đến sự điều hòa hoạt động của cơ thể.
Cách khắc phục suy giảm trí nhớ mất ngủ
Cải thiện giấc ngủ
Phương pháp chữa suy giảm trí nhớ hiệu quả: Lập lịch trình ngủ và thức ở một thời điểm cố định trong ngày để cơ thể làm quen dần, giúp bạn điều chỉnh lại đồng hồ sinh học nhằm đảm bảo bản thân có giấc ngủ chất lượng hơn
Môi trường ngủ cũng là yếu tố quan trọng để bạn có một giấc ngủ ngon và chất lượng. Phòng ngủ nên có nhiệt độ và ánh sáng thích hợp, giường ngủ cũng không nên để quá cứng để người bệnh có một giấc ngủ sâu hơn.
Ngoài ra người bệnh suy giảm trí nhớ nên dành thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên vào buổi sáng. Phương pháp này đã được chứng minh là có khả năng làm giảm những ảnh hưởng của chứng rối loạn giấc ngủ và cải thiện giấc ngủ ở người bệnh Alzheimer.
Tập thể dục và xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Người bệnh suy giảm trí nhớ không cần phải luyện tập các bài tập thể lực quá mạnh, chỉ cần lựa chọn một bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, ngồi thiền 30 phút mỗi ngày để cải thiện giấc ngủ cũng như chứng hay quên hiệu quả.
Ngoài ra, chế độ ăn uống khoa học là yếu tố rất quan trọng giúp cải thiện bệnh lý hiệu quả. Một ly sữa ấm có chứa melatonin vào buổi tối có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, đặc biệt là đối với người lớn tuổi.
Trong cacao có chứa hoạt chất flavonoid rất có lợi cho não bộ, hỗ trợ suy giảm hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Ngũ cốc, rau củ quả có màu xanh đậm cũng hỗ trợ cho quá trình ngủ mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe rất tốt.
Nên tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Tổng kết mất ngủ suy giảm trí nhớ
Mất ngủ suy giảm trí nhớ là hội chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người mắc bệnh về lâu dài. Sulforaphane đã chia sẻ một số biện pháp để cải thiện bệnh hiệu quả nhưng chúng đều chỉ mang tính chất tham khảo.
Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, người bệnh nên chủ động thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh uy tín khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu.