Bệnh tâm thần phân liệt di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Tâm thần phân liệt là một trong những bệnh loạn thần nặng và khá phổ biến hiện nay.
Bệnh chủ yếu ghi nhận ở những người còn rất trẻ phần lớn ở độ tuổi 18-28 và có xu hướng trở thành mãn tính. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu ngoài yếu tố bệnh tâm thần phân liệt di truyền thì còn những nguyên nhân nào gây bệnh nhé!
Đặc điểm bệnh tâm thần phân liệt
Theo các nhà khoa học, cơ chế phát sinh bệnh tâm thần phân liệt chưa được làm rõ nên bệnh vẫn còn phải định nghĩa căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng.
Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt rất đa dạng, phản ánh quá trình chia cắt giữa các thành phần khác nhau của hoạt động tâm thần như: người bệnh có ý nghĩ lạ lùng, hoang tưởng, ảo thanh, mất dần liên hệ với thế giới chung quanh và sống tách rời trong thế giới của riêng họ, một số trường hợp có thể bị mất trí.
Gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đã tham gia soạn thảo bảng phân loại bệnh quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để thống nhất xây dựng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.
Nguyên nhân phát sinh bệnh tâm thần phân liệt
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tâm thần phân liệt đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau.
Bệnh tâm thần có di truyền không?
Đến nay các nghiên cứu vẫn đang đi theo hướng bệnh tâm thần phân liệt di truyền. Người ta phát hiện nguy cơ bị tâm thần phân liệt khoảng 10% anh chị em ruột, 12% con cái và 6% cha mẹ những người mắc bệnh. Nếu cha mẹ đều bị tâm thần phân liệt thì nguy cơ bị bệnh ở Phương thức di truyền vẫn còn là giả thuyết với các thuyết một gen, hai gen, nhiều gen…
Trên thực tế tương quan giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường tâm lý xã hội đối với sự phát sinh bệnh cũng chưa xác định được.
Các nguyên nhân khác phát sinh tâm thần phân liệt
Ngoài nghiên cứu theo hướng di truyền, bệnh cũng đang được nghiên cứu theo nhiều hướng khác như: tự miễn dịch, nhiễm virus chậm, rối loạn chuyển hóa catecholamine, serotonin, dopamine, gamma-aminobutyric axit, endorphin…;
Yếu tố trầm cảm, rối loạn cấu trúc và xung đột gia đình, các biến đổi văn hóa, xã hội cũng có thể gây ra bệnh tâm thần phân liệt.
Các hướng nghiên cứu đều dẫn đến việc cho thấy tâm thần phân liệt không do một nguyên nhân độc nhất mà do nhiều nguyên nhân cả sinh học lẫn môi trường kết hợp với nhau để hình thành.
Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng tâm thần phân liệt
Về lâm sàng, tâm thần phân liệt biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau được ghi nhận bao gồm:
– Rối loạn tư duy: hội chứng tâm thần tự động và hoang tưởng chi phối.
– Rối loạn ngôn ngữ: ngôn ngữ tối nghĩa, ẩn dụ, trở thành kỳ dị, khó hiểu…; lời nói ngày càng mơ hồ, nghèo nàn, định hình.
– Rối loạn tri giác: người bệnh xuất hiện trạng thái ảo thanh là phổ biến nhất.
– Rối loạn cảm xúc: cảm xúc không phù hợp với nội dung lời nói hay hoàn cảnh ở chung quanh, cảm xúc đột biến, những cơn giận dữ bất ngờ rất nguy hiểm.
– Rối loạn tâm lý vận động: biểu hiện bằng hai trạng thái kích động và bất động xen kẽ nhau.
– Rối loạn ý chí: người bệnh có ý chí suy sụp, mất sáng kiến, mất động cơ, mất thích thú, lười vận động, lười cả vệ sinh cá nhân, dẫn đến tình trạng nằm lì một chỗ và không làm gì cả.
Về cận lâm sàng, được xem là một bệnh loạn thần nội sinh, không do những tổn thương thực thể hoặc do những bệnh của cơ thể gây ra nên các xét nghiệm thực hiện trên người bệnh chủ yếu nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán phân biệt giữa bệnh tâm thần phân liệt với những bệnh thực tổn có rối loạn tâm thần.
Bệnh tâm thần có chữa được không
Kết hợp nhiều liệu pháp điều trị khác nhau
Tâm thần phân liệu cho đến này vẫn là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng vì cơ chế sinh bệnh chưa được xác định một cách rõ ràng. Bệnh được kết hợp nhiều liệu pháp điều trị khác nhau:
Liệu pháp tâm lý trực tiếp và gián tiếp là biện pháp chữa bệnh tâm thần tại nhà bằng cách tiếp xúc người bệnh với thái độ thông cảm, chia sẻ.
Liệu pháp hành vi được thực hiện bằng cách uốn nắn, sửa chữa những hành vi tác phong của những bệnh nhân mãn tính do nằm bệnh viện lâu ngày.
Liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội nhằm khắc phục những triệu chứng âm tính và phục hồi chức năng cho những bệnh nhân mãn tính.
Các loại thuốc chống loạn thần là liệu pháp thông dụng nhằm chống lại khuynh hướng mạn tính cũng như tái phát bệnh. Các loại thuốc thường sử dụng liều cao và dùng lâu ngày nên khi sử dụng phải tuân thủ theo những nguyên tắc và chỉ định của bác sĩ.
Có thể dùng sốc điện thay thế liệu pháp hóa dược khi liệu pháp này tỏ ra không có tác dụng trong những trường hợp trầm cảm có ý định tự sát, không chịu ăn uống.
Người nhà nên theo dõi chặt chẽ khi kết hợp các loại thuốc hướng thần với nhau hay thuốc an thần kinh với thuốc có tác dụng kháng acetylcholine để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra với bệnh nhân.
Phòng bệnh tâm thần phân liệt
Phòng bệnh tâm thần phân liệt cần lưu ý đến hai vấn đề cơ bản sau: Theo dõi có hệ thống sức khỏe tâm thần những người có yếu tố di truyền với người thân đã bị tâm thần phân liệt để phát hiện bệnh sớm.
Cần loại trừ các yếu tố có thể làm cho bệnh tái phát sau khi đã thuyên giảm như điều trị củng cố ở các cơ sở ngoại trú sau khi bệnh nhân ra viện, tránh gây áp lực, căng thẳng cho người bệnh ở nhà và ở xã hội, áp dụng liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội ở các cơ sở ngoại trú.
Như Sulforaphane đã nói ở trên, tâm thần phân liệt và bệnh tâm thần phân liệt di truyền chưa được các nhà khoa học xác định rõ cơ chế. Chúng không do một nguyên nhân độc nhất mà do nhiều nguyên nhân gồm cả yếu tố sinh học di truyền, yếu tố môi trường kết hợp lại với nhau.
Vấn đề phòng bệnh tâm thần phân liệt còn gặp nhiều khó khăn, biện pháp điều trị vẫn có nhiều hạn chế nên người bệnh vẫn là một gánh nặng cho cả gia đình và xã hội, vì vậy bệnh nhân cần được quan tâm phát hiện sớm để áp dụng các liệu pháp phù hợp.
Tham khảo bài viết: Tình trạng báo động suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì