Suy giảm trí nhớ ở tuổi dậy thì hay còn gọi là suy giảm nhận thức – suy giảm trí nhớ ở học sinh, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến học tập và về lâu dài gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Những con số thống kê gần đây cho thấy, suy giảm trí nhớ ở tuổi dậy thì đang ở tình trạng đáng báo động bởi áp lực học tập của các em hiện nay ngày càng gia tăng.
Tình trạng suy giảm trí nhớ ở tuổi dậy thì
Như đã nói đây được coi như hội chứng hay quên ở lứa tuổi học trò, là tình trạng vận chuyển thông tin về vỏ não để ghi nhớ bị ngưng trệ gây ra sự suy giảm khả năng ghi nhớ của não bộ tạm thời.
Tình trạng suy giảm trí nhớ ở các em nếu càng để lâu thì kết quả học tập sẽ ngày càng sa sút do các em mất khả năng tập trung và ngày càng trở nên lơ đãng.
Thậm chí tình trạng báo động suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì, nếu chủ quan sẽ dẫn đến hiện tượng mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn, sa sút khả năng tư duy.
Trí nhớ ngắn hạn là gì?
Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu trữ và xử lý thông tin trong một miền ký ức tạm thời với một lượng thông tin rất nhỏ ở thời lượng ngắn chỉ được tính vài giây.
Trí nhớ ngắn hạn giúp bạn lưu trữ và xử lý thông tin trong não bộ nhằm đạt được những mục tiêu ngắn hạn như hoàn thành công việc trong một ngày, nhớ tên tuổi, số điện thoại người mới gặp, hoặc những vật dụng của bản thân được đặt vị trí nào.
Trên thực tế tình trạng nhớ nhớ quên quên không phải là do trí nhớ của bạn có vấn để mà do bạn không hoàn toàn tập trung vào nó. Để biết được chính xác bạn có bị mất trí nhớ ngắn hạn hay không thì cần phải tập luyện sự tập trung cao độ, nếu như vẫn không thể lưu trữ được các thông tin ngắn hạn, lúc này mới có thể kết luận trí nhớ bạn đang có vấn đề.
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ
Các phụ huynh nên chú ý đến con em mình hơn đặc biệt trong các giai đoạn thi cử áp lực để sớm nhận biết các dấu hiệu suy giảm trí nhớ để tìm ra biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt. Thường sẽ có một số biểu hiện trí nhớ giảm sút ở các em như sau:
– Trẻ thường quên việc mình đã nói trước đó hoặc quên những gì người khác đã nói với mình, tình trạng nhớ nhớ quên quên điều mình cần nói, không thể dùng từ để diễn đạt thành lời này xảy ra rất thường xuyên.
– Dụng cụ học tập và sách vở để chỗ nào các em cũng dễ dàng quên đi, có khi là quên đồ trên lớp, khi thì quên ở nhà.
– Thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, buồn bã, lo lắng, không kiểm soát được hành vi của bản thân, cáu gắt với mọi người xung quanh.
– Các em hay lơ đãng, không tập trung, khó có thể ghi nhớ một bài học mới, một sự kiện hay một thông tin nào đó được giáo viên truyền đạt, phản ứng bị chậm hơn các em học sinh bình thường khiến kết quả học tập giảm sút.
Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Suy giảm trí nhớ ở tuổi dậy thì chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Hormone trong cơ thể thay đổi
Ở lứa tuổi dậy thì, các em sẽ đối mặt với rất nhiều thay đổi cả về hình thức lẫn các hormone bên trong cơ thế, chúng không giống nhau ở mỗi em.
Việc này kèm với những áp lực học tập khiến thần kình các em luôn trong trạng thái căng thẳng dẫn đến khó khăn trong việc tập trung để nhận thức và tiếp thu bài học.
Lứa tuổi dậy thì tâm sinh lý thay đổi, các em có nhiều mối quan tâm hơn, tâm tư tình cảm cũng thay đổi theo, trạng thái chán chường, stress khiến các em bị lơ đãng, phân tán tư tưởng, thậm chí là thay đổi thái độ, hành vi.
Theo các nhà khoa học đã chứng minh, áp lực và stress sẽ thúc đẩy sự hình thành các gốc tự do và gây tác động tiêu cực đến các tế bào thần kinh, dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.
Hormone thay đổi ở độ tuổi này cũng khiến giấc ngủ của các em bị rối loạn. Ngủ là thời gian các tế bào não phục hồi cũng như chuyển dữ liệu ghi nhớ về vỏ não.
Việc thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc kèm với áp lực học tập sẽ khiến cơ thể không thể tái tạo khả năng lưu trữ thông tin lên vỏ não cũng bị hạn chế dẫn đến mau quên, lâu ngày sẽ gây mất trí nhớ ngắn hạn.
Ngủ không đủ giấc, giấc ngủ không sâu cũng khiến các em mệt mỏi, đầu óc thiếu tỉnh táo, đờ đẫn cả ngày nên không thể tiếp thu bài học cũng như những gì giáo viên truyền đạt.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển cũng đang gián tiếp hại các em học sinh. Ăn nhiều đồ ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên… chính là nguyên nhân hình thành nên các gốc tự do ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của não bộ.
Chế độ ăn uống những thực phẩm không lành mạnh dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, dư thừa chất béo xấu, kèm với áp lực học tập và cuộc sống dẫn đến khả năng ghi nhớ của các em học sinh ở lứa tuổi dậy thì suy giảm.
Việc chỉ chú trọng học tập, bỏ qua vẫn động thể chất cũng khiến cho quá trình lưu thông máu trong cơ thể ngưng trệ, giảm lượng máu cung cấp đến não, dẫn đến não bị lão hóa sớm ở các em học sinh.
Khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ ở tuổi dậy thì
Để khắc phục được suy giảm trí nhớ ở tuổi dậy thì các bạn trẻ cần điều chỉnh một số thói quen trong sinh hoạt như có các hoạt động rèn luyện thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày để thúc đẩy tuần hoàn máu não, có tinh thần sảng khoái, cải thiện khả năng ghi nhớ cho bản thân.
Sulforaphane Lab khuyến nghị cha mẹ và giáo viên không nên ép các em học tập quá sức. Chúng ta cần hỗ trợ các em trong việc lên kế hoạch học tập, tránh sắp xếp một thời khóa biểu dày đặc, căng thẳng.
Giấc ngủ rất quan trọng, vì vậy cần tập thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, ipad… trước khi ngủ. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các em học sinh tham gia các hoạt động ngoài trời, hoạt động nhóm để tăng tương tác xã hội, vận động cơ thể.
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng đầy đủ các nhóm dưỡng chất đóng vai trò quan trọng cho một bộ não khỏe mạnh, tư duy nhạy bén. Vì vậy, cha mẹ cần cân bằng các nhóm dưỡng chất, hạn chế các đồ ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn trong thực đơn hằng ngày của các con.