Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu nếu được phát hiện sớm khi ở giai đoạn đầu sẽ rất quan trọng, nó sẽ giúp điều trị bệnh kịp thời, tăng tỷ lệ khỏi bệnh, ngăn bệnh diễn tiến nặng.
Phát hiện ra những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu có thể kéo dài tuổi thọ và tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hôm nay cùng chúng tôi tìm hiểu bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là gì cùng triệu chứng qua bài viết sau nhé!
Thông tin về bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa xảy ra khi tình trạng kháng insulin hoặc tuyến tụy sản xuất không đủ insulin, dẫn đến chỉ số đường huyết tăng cao. Bệnh gồm có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu hay còn gọi là tiền tiểu đường: bệnh diễn biến âm thầm với triệu chứng khó nhận biết, nhất là người mắc tiểu đường tuýp 2.
- Giai đoạn tiến triển.
- Giai đoạn khó kiểm soát.
- Giai đoạn cuối, bệnh trở nặng, gần như không điều trị được nữa.
Tìm hiểu thông tin về bệnh tiểu đường giai đoạn đầu nếu được phát hiện sẽ dễ dàng điều trị, có cơ hội khỏi hoàn toàn mà không cần phải dùng thuốc.
Nhưng thường ở giai đoạn đầu, bệnh tiểu đường không biểu hiện ra các triệu chứng rõ ràng, nên hơn 50% người bệnh đã bỏ qua cơ hội vàng để điều trị ở giai đoạn tiền tiểu đường.
Thường khi các biểu hiện ra ngoài rõ ràng thì bệnh tiểu đường đã diễn biến nặng, khó điều trị hơn. Mặt khác, ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những phương pháp và mục tiêu điều trị khác nhau.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh gần như chỉ cần rèn luyện thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh để bệnh cải thiện, hỗ trợ tiểu đường hiệu quả.
Vì vậy, việc nhận biết các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu rất quan trọng, mỗi người nên thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể nắm được tình hình sức khỏe và bệnh của mình.
Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu
Sút cân đột ngột không rõ lý do
Mặc dù người bệnh có chế độ ăn uống đầy đủ nhưng lại có biểu hiện sút cân nhanh, có thể là do lượng đường có trong máu tuy cao nhưng cơ thể không thể hấp thụ.
Để cơ thể có đủ năng lượng cung cấp cho tế bào hoạt động, nó buộc phải đốt mỡ từ mô, phá hủy protein trong cơ bắp nên mới có tình trạng giảm cân nhanh chóng xảy ra. Người bệnh có thể giảm 1-2kg chỉ trong 1-2 tuần.
Tiểu nhiều, tiểu đêm thường xuyên
Lượng đường trong máu tăng cao nhưng không được hấp thụ vào các tế bào nên cơ thể phải đào thải qua nước tiểu, dẫn đến bệnh nhân tiểu đường thường đi tiểu nhiều lần, khoảng 4 – 7 lần trong vòng 24 giờ.
Đặc biệt, người bệnh thường xuyên đi tiểu vào ban đêm, mặc dù trước khi đi ngủ đã đi tiểu nhưng nửa đêm họ vẫn phải thức dậy đi tiểu nhiều lần.
Luôn cảm thấy khát nước
Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu điển hình là khát nước liên tục do đi tiểu thường xuyên khiến cơ thể bị mất nước và phải bù nước liên tục. Người bệnh có thể uống đến 4 lít nước/ngày mà vẫn cảm thấy khát dù ở một người bình thường lượng nước trung bình chỉ từ 2-2,5 lít.
Cơ thể mệt mỏi suy nhược
Sụt cân đột ngột nên cơ thể thiếu năng lượng nuôi tế bào, tiểu đêm nhiều lần dẫn đến mất ngủ nên người bệnh tiểu đường sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược. Ở tình trạng nặng, người bệnh có thể gặp khó khăn trong những công việc hằng ngày hay chăm sóc cho bản thân mình.
Mờ mắt, bàn tay và bàn chân tê bì
Lượng đường trong máu cao có thể gây đau mỏi hốc mắt, hình ảnh nhìn thấy bị méo, xuất hiện hiện tượng ruồi bay (những vết mờ mờ trôi lơ lửng trong tầm nhìn). Nếu phát hiện sớm và điều trị ổn định đường huyết, triệu chứng này có thể được điều trị khỏi.
Người đã mắc tiểu đường khi thức dậy vào buổi sáng, lượng đường huyết cao sẽ gây tổn thương các dây thần kinh cảm giác đặc biệt là thần kinh ngoại biên nên bàn tay và bàn chân sẽ có cảm giác tê bì hoặc ngứa ran.
Bệnh đái tháo đường khiến mạch máu dưới da bị tổn thương gây nên hiện tượng ngứa râm ran. Đi tiểu thường xuyên khiên cơ thể mất nước nên làn da sẽ bị khô. Cơ thể kháng insulin do tụy tiết ra khiến thay đổi nội tiết tố làm cho da ở vùng cổ, vùng nách bị thâm sạm.
Vết thương trên cơ thể khó lành
Ở người bệnh tiểu đường, nhưng vết thương hay vết xước nhỏ trên da cũng sẽ khó lành hơn người bình thường. Ngoài ra vết thương rất dễ bị nhiễm trùng và hoại tử.
Nguyên nhân là bệnh tiểu đường biến chứng lên hệ thần kinh khiến người bệnh không cảm nhận được mình bị thương, nên làm vết thương nghiêm trọng hơn, đặc biệt là vết thương ở bàn chân.
Biến chứng mạch máu ngoại vi do tiểu đường làm giảm lượng máu đến các mô bị thương khiến vi khuẩn, vi trùng dễ tấn công gây nhiễm trùng da.
Cách thử tiểu đường tại nhà để phát hiện bệnh
Giới chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng cách thử tiểu đường tại nhà nếu cảm nhận bản thân đang có những triệu chứng của bệnh như Sulforaphane Lab đã đề cập:
Test nhanh tiểu đường bằng cách sử dụng máy đo đường huyết
Việc kiểm tra sẽ được tiến hành ngẫu nhiên ở bất cứ thời điểm nào trong ngày qua các bước sau:
– Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và lau khô
– Lắp kim lấy máu vào ống bút
– Đặt que thử vào máy đo theo hướng dẫn
– Lấy máu rồi bóp nhẹ đầu ngón tay để đẩy máu ra
– Nhỏ giọt máu vào đầu que thử để kiểm tra kết quả
Theo khuyến cáo của CDC Hoa kỳ, chỉ số đường huyết hiển thị là từ 200mg/dL trở lên thì bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Thử tiểu đường bằng nước tiểu
Xét nghiệm đường niệu (Glucose nước tiểu – chỉ số đường trong nước tiểu), đối với xét nghiệm này, bạn chỉ cần cung cấp mẫu nước tiểu, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng que test nhúng để đo mức glucose. Màu sắc của que nhúng thay đổi theo lượng glucose trong nước tiểu.
Trước đây, xét nghiệm glucose niệu dùng nhiều để chẩn đoán bệnh tiểu đường nhưng ngày nay người ta chủ yếu sử dụng bằng phương pháp xét nghiệm máu.
Ở người bình thường lượng glucose trong nước tiểu là không có, phụ nữ mang thai có thể có tiểu đường thai kỳ.
Nếu nước tiểu xuất hiện glucose niệu thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn vì đã có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hiện nay xét nghiệm này kết hợp cùng xét nghiệm glucose máu, HbA1C là cách để người mắc tiểu đường kiểm soát được lượng đường trong cơ thể.
Sulforaphane Lab hy vọng qua bài viết về những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu và một số phương pháp xét nghiệm, các bạn đã hiểu thêm về bệnh tiểu đường từ đó điều chỉnh lối sống, sinh hoạt phù hợp để cơ thể không mắc bệnh hoặc bệnh có thể được điều trị khi phát hiện sớm.