Site icon Sulforaphane

Tìm hiểu thông tin về bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu có gây nguy hiểm cho sức khỏe hay chưa và thường do những nguyên nhân gì gây ra là câu hỏi được đặt ra của rất nhiều người hiện nay.

Hôm nay hãy cùng chúng tôi đi tìm lời đáp cho những câu hỏi trên và tìm hiểu rõ thông tin xoay quanh về bệnh tiểu đường giai đoạn đầu qua bài viết dưới đây nhé!

Những nguyên nhân bị tiểu đường hiện nay

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể từ đó dẫn đến việc ượng đường trong máu tăng cao. 

Theo thống kê dự tính đến năm 2030 cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc tiểu đường (chiếm 80% chi phí y tế ở các nước thu nhập trung bình – thấp). Bệnh tiểu đường chia thành 3 loại chính là tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai ký.

Những nguyên nhân bị tiểu đường hiện nay

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Ở mỗi bệnh tiểu đường sẽ do những nguyên nhân khác nhau gây ra nên cần phải phân biệt rõ từng loại bệnh.

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là chứng rối loạn tự miễn, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài dẫn đến việc thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết. Tiểu đường tuýp 1 chưa xác định được nguyên nhân chính xác, thường có các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm ở trẻ nhỏ và trẻ ở tuổi vị thành niên. 

Theo các chuyên gia và bác sĩ đầu ngành cho rằng tiểu đường tuýp 1 có thể là do nguyên nhân kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường cụ thể như sau: Có mẹ hoặc anh chị em đã bị bệnh tiểu đường tuýp 1, cơ thể tiếp xúc với một số virus gây bệnh; Cơ thể thiếu vitamin D, sử dụng sớm các loại sữa bò, sữa bột không có nguồn gốc từ sữa bò hay ăn sản phẩm ngũ cốc trước 4 tháng tuổi.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 

Tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM). Đây là bệnh tiểu đường phổ biến nhất hiện nay, chiếm 90-95% tổng số bệnh nhân.

Tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện ở người trưởng thành. Tuy nhiên do tỷ lệ béo phì ngày càng cao nên tiểu đường tuýp 2 được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi ngày càng nhiều.

Tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc insulin trong cơ thể bị vô hiệu hóa một phần (đề kháng insulin) hoặc kết hợp cả 2. Do đó, đường bị tích tụ trong máu làm tăng đường huyết. 

Hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 – bệnh tiểu đường giai đoạn đầu, tuy nhiên các bác sĩ và chuyên gia tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh. Ngoài ra thừa cân, béo phì cũng là yếu tố chủ yếu cho sự phát triển bệnh, nhưng không phải ai bị tiểu đường tuýp 2 cũng do thừa cân. 

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thai kỳ 

Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra ở phụ nữ và thường biến mất sau khi chuyển dạ. Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn. 

Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này, nhưng đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin dẫn đến lượng đường vận chuyển vào các tế bào giảm và đường huyết trong máu tăng dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Cơ thể suy nhược, thị lực giảm

Mất nhiều năng lượng do đào thải glucose qua đường tiểu nên dẫn đến việc cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược và luôn có cảm giác đói. Người bệnh tiểu đường sẽ có thị lực suy giảm đáng kể, hình ảnh mờ nhạt dần, nhòe không rõ. 

Đi tiểu tiện thường xuyên

Bình thường cơ thể chúng ta tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận. Nhưng khi bệnh tiểu đường đẩy lượng đường trong máu lên cao làm cho thận có thể không thể đưa tất cả trở lại. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và phải mất nước, dẫn đến việc phải đi tiểu tiện nhiều lần. 

Cảm giác khát, muốn uống nước liên tục

Nếu bạn cảm thấy khát nước hơn bình thường bạn cần chú ý đến sức khỏe của mình hơn vì đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt với tình trạng khát nước do cơ thể thiếu nước gây ra. 

Sụt cân một cách bất thường

Glucose trong máu người bị đái tháo đường tăng cao, không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến sụt cân đột ngột ở người bị tiểu đường. 

Viêm nướu, vết thương lâu lành

Khi mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, khiến cho cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn. Khi đó, lợi sẽ là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất làm cho bệnh nhân tiểu đường bị các vấn đề liên quan đến răng miệng như viêm nướu, viêm họng, nấm… thường xuyên.

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở nữ giới

Thường những triệu chứng đã kể trên đều xuất hiện ở nam giới và nữ giới, tuy nhiên vẫn có một số triệu chứng chỉ xuất hiện ở nữ giới như sau: Nhiễm nấm ở miệng và vùng âm đạo (bệnh nấm candida âm đạo), nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn chức năng tình dục nữ, hội chứng buồng trứng đa nang. 

Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian

Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian

Lá Neem tăng cường chức năng tuyến tụy, kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, đồng thời giúp tái tạo các tế bào beta đã bị tổn thương hỗ trợ tiểu đường hiệu quả. 

Lá Neem còn giúp làm chậm hấp thu đường sau khi ăn, cải thiện khả năng lưu thông máu, giúp phòng ngừa các biến chứng mạch máu ở người mắc tiểu đường tuýp 2.

Dây thìa canh có hoạt chất Acid gymnemic kích thích tụy sản xuất insulin và làm tăng hoạt tính của insulin trong máu. Ngoài ra có các nghiên cứu cho thấy dây thìa canh có khả năng ức chế việc hấp thu đường sau khi ăn, giảm gia tăng lượng đường tại gan, tăng cường sử dụng đường trong các mô cơ. 

Lá xoài có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả nhờ khả năng giảm kháng insulin. Các nghiên cứu ngày này cho thấy hoạt chất 3beta – taraxerol trong lá xoài giúp giảm rối loạn dung nạp glucose lúc đói và tăng khả năng chuyển hóa đường từ máu vào tế bào.

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua có chứa một số hoạt chất giảm kháng insulin, tăng hoạt tính của insulin trong máu. Từ lâu mướp đắng đã được biết đến với khả năng hạ đường huyết nhanh, làm giảm mỡ máu và kiểm soát huyết áp ở người tiểu đường.

Tổng kết bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Như vậy bệnh tiểu đường giai đoạn đầu và nhiều thông tin liên quan đã được Sulforaphane thông tin, ngoài một số phương pháp chữa trị dân gian người bệnh cần tuân thủ phác đồ trị bệnh của bác sĩ, có lối sống khoa học lành mạnh để duy trì đường huyết ổn định, cân bằng cuộc sống với bệnh tiểu đường.

Exit mobile version