Bệnh gan thận có biểu hiện gì? Cách để nhận biết bệnh như thế nào? Để trả lời chính xác cho câu hỏi này, chúng ta cần phải phân biệt những bệnh lý liên quan đến gan khác nhau.
Bệnh gan thận là hội chứng của những người đã bị các bệnh lý về gan giai đoạn cuối và thường là tính mạng đã bị đe dọa. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu triệu chứng và cách phòng ngừa của bệnh qua bài viết dưới đây nhé!
Triệu chứng của bệnh gan như thế nào? Dấu hiệu nhận biết các bệnh về gan
Bệnh gan thận là gì?
Hội chứng gan thận (HRS) là một tình trạng ảnh hưởng đến chức năng thận ở những người bị bệnh gan giai đoạn cuối, lúc này họ đã bị đe dọa đến tính mạng. HRS phổ biến nhất ở những người xơ gan (xơ gan cổ trướng), hoặc những người bị suy gan cấp tính và bị mắc các loại bệnh lý về gan trước đó lâu ngày tích tụ thành.
Phân biệt hai loại hội chứng gan thận
Hội chứng gan thận cấp tính (Giai đoạn I)
Giai đoạn này chức năng của thận bị suy giảm nhanh chóng và chuyển thành suy thận, có thể đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu suy giảm chức năng thận có thể bao gồm số lần đi tiểu giảm; cơ thể bị phù nề nghiêm trọng.
Giai đoạn II
Ở giai đoạn II bệnh gan thận thường dẫn đến sự tích tụ bất thường của chất lỏng trong ổ bụng có khả năng chống lại việc điều trị bằng thuốc lợi tiểu. Đôi khi được gọi là thuốc nước, thuốc lợi tiểu có thể giúp cơ thể thoát khỏi muối (natri) và nước, đồng thời giảm huyết áp. Những người được chẩn đoán mắc HRS loại II có thời gian sống trung bình lâu hơn những người mắc loại I.
Triệu chứng của HRS thường gặp
HRS có một loạt các triệu chứng không rõ ràng như: Mệt mỏi, đau bụng, tâm lý căng thẳng… Những người bị HRS cũng có thể có các triệu chứng liên quan đến bệnh lý về gan như: Vàng da, vàng mắt do dư thừa bilirubin trong máu, sự tích tụ bất thường của chất lỏng trong bụng (cổ trướng), lá lách to, sự suy giảm chức năng não tạm thời (lú lẫn hoặc mất trí nhớ).
Sự nguy hiểm của bệnh gan thận nếu không được chữa trị
Hiện tại có rất nhiều loại bệnh gan, dù là bệnh lý nào về gan cũng rất nguy hiểm. Cho dù gan bị nhiễm virus hay do hệ thống miễn dịch của chính bên trong cơ thể bạn tấn công, thì sự nguy hiểm là giống nhau.
Xơ gan, ung thư gan và suy gan là những tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng của bạn. Nếu để đạt đến những tình trạng bệnh kể trên thì phương pháp điều trị cũng đã bị hạn chế, nếu không muốn nói là rất khó để có thể điều trị.
Biến chứng gan thận dẫn đến bệnh ung thư gan
Nguyên nhân gây ra ung thư gan
Hiện tại khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ung thư gan. Ung thư gan là một trong những bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong cao bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên, có đến 80% trường hợp ung thư gan tiến triển từ viêm gan virus B, khoảng 5% bệnh nhân ung thư gan đ là do virus viêm gan C.
Ung thư gan là bệnh không có nguyên nhân rõ ràng, hiện tại khoa học vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này. Nhưng có thể nhận thấy, đa số người mắc bệnh ung thư gan trước đó đầu viêm gan B mãn tính, xơ gan, di truyền, bị bệnh tiểu đường, béo phì.
Biểu hiện của ung thư gan
Ung thư gan thường không có biểu hiện gì trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Thường giai đoạn cuối, hoàn toàn không chữa trị được nữa thì người bệnh mới có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra người bị ung thư gan dấu hiệu rõ ràng nhất là đau bụng vùng gan: Giai đoạn sớm thì thường đau mơ hồ, không rõ ràng, khi đau bụng nhiều thì thường do các biến chứng của tắc mật.
Tình trạng tắc nghẽn đường mật gây ra bởi khối u khiến người bệnh bị vàng da, vàng mắt cũng hay gặp ở người bị bệnh ung thư gan. Vàng da, vàng mắt thường kèm theo phân bạc màu và nước tiểu sẫm màu. Ngoài ra, khoảng 30-50% các trường hợp bị ung thư gan thường sút cân tại thời điểm chẩn đoán.
Khi triệu chứng như đau sườn bụng, mệt mỏi, giảm cân, chán ăn… đừng chủ quan, bạn hãy đi khám ngay vì rất có thể đó là những triệu chứng gây ra bệnh lý liên quan đến gan.
Để phòng ngừa bệnh gan thận và những biến chứng liên quan đến nó
Một số biện pháp phòng hội chứng gan thận
- Dùng kháng sinh và truyền albumin ở bệnh nhân xơ gan nhiễm trùng dịch cổ trướng
- Bồi hoàn thể tích trong các trường hợp mất dịch như tiêu chảy, xuất huyết đường ruột của hệ tiêu hóa
- Tránh sử dụng thuốc lợi tiểu quá mức gây mất dịch cho cơ thể
- Không sử dụng các thuốc có độc tính tại thận như NSAIDs, aminoglycosides.
Bệnh thận nên ăn gì?
Theo từng giai đoạn chế độ ăn của người bị thận sẽ khác nhau, nhưng về cơ chế thì nó có một số thực phẩm được khuyên dùng nhất định
Quả việt quất
Quả việt quất là một trong những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa – anthocyanins. Chất này có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tim, một số bệnh ung thư, suy giảm trí tuệ và tiểu đường.
Tỏi rất tốt cho thận
Những người có vấn đề về thận cần hạn chế lượng natri trong đáng kể trong chế độ ăn. Tỏi rất giàu mangan, vitamin C và vitamin B6 và chứa các hợp chất lưu huỳnh có đặc tính kháng viêm. Tỏi là một sự lựa chọn tốt thay thế cho muối, loại củ này giúp thêm hương vị cho món ăn và cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết.
Bông cải hay còn gọi là súp lơ xanh
Bông cải xanh là một loại rau có nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, vitamin K và vitamin B, folate. Loại rau này cũng có đầy đủ các hợp chất chống viêm như indoles và là một nguồn chất xơ dồi dào.
Việc thường xuyên ăn bông cải xanh (loại rau chứa dồi dào hàm lượng sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả) có thể giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư gan – theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Illinois (Mỹ).
Tổng kết
Những biểu hiện của bệnh gan thận thường không rõ ràng. Hiện tại, tuy chưa lý giải được một cách chính xác nhất cơ chế hoạt động của hoạt chất Sulforaphane này, nhưng nghiên cứu vẫn chỉ ra rõ nó đã mang lại sự cân bằng cho gan và thận, trong đó có việc giảm hấp thụ các chất béo xấu. Nhờ đó có thể cải thiện được hội chứng HRS có khả năng dẫn đến xơ gan và ung thư gan.