Thực phẩm hỗ trợ gan: Sulforaphane có phải là “siêu thực phẩm” cải thiện chức năng gan không? Súp lơ xanh chứa Sulforaphane là thực phẩm hỗ trợ gan như thế nào?
Súp lơ xanh là một thực phẩm vô cùng quen thuộc trong căn bếp của mọi nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe con người đặc biệt là với lá gan. Vậy thì hôm nay, Sulforaphane LAB sẽ giúp bạn bỏ túi “tất tần tật” những kiến thức cần biết về thực phẩm hỗ trợ gan hiệu quả này.
Tại sao súp lơ xanh lại được gọi là “siêu thực phẩm”?
Siêu thực phẩm là bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa hàm lượng cao các hợp chất (như vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, axit béo) được cho là có lợi cho sức khỏe. Mặc dù siêu thực phẩm có vẻ là một xu hướng gần đây, nhưng thuật ngữ này thực sự đã xuất hiện từ năm 1915.
Súp lơ xanh được cho là một trong những đại diện tiêu biểu của nhóm siêu thực phẩm này bởi vì nó có chứa Sulforaphane cung cấp một số lợi ích sức khỏe rất hứa hẹn như:
- Chống ung thư
- Giải độc và Cân bằng Estrogen
- Kháng viêm, kháng khuẩn
- Chống lão hóa
- Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính và các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer và bệnh Huntington.
Ngoài ra, công dụng hỗ trợ gan của Sulforaphane từ súp lơ xanh cũng rất đáng kinh ngạc. Dưới đây là một số bằng chứng khoa học cũng như cơ chế hỗ trợ của hoạt chất này đối với gan.
Súp lơ xanh chứa Sulforaphane hỗ trợ gan như thế nào?
Hấp thụ Sulforaphane giúp thải độc gan
Lá gan là một cơ quan không thể thiếu, vừa là kho dự trữ của nhiều chất, vừa là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể. Khi phải làm việc quá công suất do lối sống không lành mạnh như tiếp xúc với hóa chất độc hại, sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…gan sẽ dần dần bị suy giảm chức năng.
Để cải thiện vấn đề này, Sulforaphane có thể hỗ trợ gan bằng cách tăng cường thải độc, đào thải các chất ô nhiễm trong không khí. Điều này đã được chứng minh qua một thực nghiệm ở đồng bằng sông Dương Tử Trung Quốc – khu vực ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc.
Với thực nghiệm này, các nhà nghiên cứu cho 137 người uống nước ép dứa có chứa chiết xuất mầm bông cải xanh (SGS: 265 mg / ngày, SFN: 7 mg / ngày), và 130 người uống nước ép dứa thường không chứa Sulforaphane. Sau đó, họ sẽ được đo lượng acrolein và các chất chuyển hóa benzen trong nước tiểu.
Sau 12 tuần nghiên cứu, kết quả cho thấy nhóm người dùng mầm bông cải xanh có lượng bài tiết acrolein và benzen qua nước tiểu nhiều hơn nhóm dùng giả dược. Kết quả này cũng đồng nghĩa với việc Sulforaphane có thể khử độc, thúc đẩy quá trình phát thải các chất ô nhiễm trong không khí.
Sulforaphane giúp cải thiện chức năng gan
Một thí nghiệm của Kagome (đồng nghiên cứu cùng đại học Tokai) đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng thực phẩm hỗ trợ gan – Sulforaphane cho nhóm người có vấn đề về gan (SGS 30mg) bằng cách đo lường chỉ số men gan ALT và γ-GTP. Kết quả cho thấy nhóm này có mức ALT và γ-GTP giảm đáng kể sau 2 tháng trải nghiệm.
Nguyên nhân dẫn đến kết luận này là do Sulforaphane có thể tăng cường cơ chế bảo vệ của gan (giải độc, chống oxy hóa, chống viêm). Chính vì thế, việc hấp thụ Sulforaphane sẽ ngăn ngừa tổn thương gan và dần dần có thể cải thiện chức năng gan.
Hấp thụ Sulforaphane giúp ngăn ngừa ung thư gan bằng cách đào thải Aflatoxin:
Aflatoxin là độc tố được sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus. Chất này được cho là một trong những tác nhân phổ biến gây ung thư gan ở nguời. Chúng không chỉ tồn tại trong ngũ cốc và các loại đậu, mà còn trong các loại thảo mộc – nguyên liệu thô cho các loại thuốc.
Mặc dù đã có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt được đặt ra ở mỗi quốc gia, nấm mốc vẫn tồn tồn tại trong môi trường sống bình thường nên việc ăn phải một lượng nhỏ là điều không thể tránh khỏi. Do đó, điều quan trọng là phải đào thải chất này ra khỏi cơ thể nhanh chóng sau khi hấp thụ và Sulforaphane được cho là hoạt chất có thể làm được điều đó.
Để chứng minh điều trên, một cuộc thử nghiệm đã được thực hiện trên 200 cư dân ở Khải Đông, Trung Quốc. Trong số đó có 100 người được uống chiết xuất mầm bông cải xanh (SGS: 175mg/ngày), và 100 người còn lại uống giả dược (thức uống không chứa Sulforaphane) mỗi ngày. Lượng chất chuyển hóa Sulforaphane và lượng chất chuyển hóa Aflatoxin được kiểm tra bằng cách thu thập nước tiểu trong 12 giờ vào ban đêm vào ngày thứ 9 hoặc ngày thứ 10 của xét nghiệm.
Sau quá trình nghiên cứu, kết quả cho thấy rằng Sulforaphane thực sự đem lại hiệu quả trong việc đào thải Aflatoxin. Cụ thể hơn, với lượng Aflatoxin hấp thụ gần như nhau, người càng hấp thu lượng lớn Sulforaphane vào cơ thể thì sẽ càng thải được nhiều Aflatoxin qua đường nước tiểu.
Tổng kết
Không phải ngẫu nhiên mà Sulforaphane được gọi với cái tên “siêu thực phẩm” bởi rất nhiều nhà khoa học trên thế giới. Hoạt chất này là một thực phẩm hỗ trợ gan tuyệt vời và cần phải nhận được sự chú ý nhiều hơn trong lĩnh vực sức khỏe. Chính vì thế, hãy bắt đầu sử dụng Sulforaphane như một thực phẩm bổ sung kết hợp với chế độ sống lành mạnh để cải thiện, nâng cao sức khỏe nhé!