Ăn uống chữa bệnh tiểu đường là thông tin mà các nhà khoa học đã chứng minh. Bên cạnh việc phải tiêm insulin thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống, rèn luyện thể dục thể thao cũng cải thiện tình trạng bệnh bất ngờ.
Dưới đây là một số loại thực phẩm người bị tiểu đường nên ăn và thực đơn dành cho người bệnh tiểu đường hiệu quả – cũng như chứng minh việc ăn uống chữa bệnh tiểu đường thời gian qua, hãy cũng theo dõi bài viết nhé.
Người bệnh tiểu được cần tích cực rèn luyện thể chất
Tập luyện thể dục thể thao là liều thuốc tự nhiên rất hiệu quả với bệnh nhân tiểu đường giúp làm tăng hoạt động của insulin, tăng sử dụng đường ở cơ bắp để làm giảm đường huyết.
Nhưng cần chú ý không không nên tập luyện nếu đường huyết đang ở mức quá cao hoặc quá thấp hoặc đang bị choáng, vã mồ hôi, đau đầu, sốt, buồn nôn…
Người bị bệnh tiểu đường mắc chứng xương khớp hoặc thần kinh không cảm nhận đau thì không nên đi bộ, nên chọn đạp xe, bơi lội để làm giảm gánh nặng xuống đôi chân.
Có chế độ ăn uống và thói quen sống lành mạnh
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng không ăn tinh bột và đường, hoặc thậm chí cắt giảm bữa sáng hoặc tối để giảm đường huyết khi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Thực tế người bệnh tiểu đường không cần kiêng bất kỳ một loại thực phẩm nào, chỉ cần tuân theo một số nguyên tắc sau để giữ mức đường huyết ổn định:
Người bệnh tiểu đường nên ăn vừa đủ với nhu cầu của cơ thể dựa theo cân nặng, chiều cao, mức độ lao động. Để làm chậm quá trình hấp thu đường sau khi ăn không làm tăng đường huyết thì nên nên ăn đĩa rau và uống nước canh trước khi ăn cơm và các thức ăn khác.
Nên ăn đầy đủ 3 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, chất béo và chất đạm. Ngoài ra phải bổ sung rau xanh vào thực đơn vì nó nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất tự nhiên. Đồng thời chúng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Rau xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn lành mạnh và dành cho tất cả mọi người nói chung và người bị bệnh tiểu đường nói riêng.
Các loại rau từ họ cải như củ cải, cải xoăn, bông cải xanh – chứa rất nhiều hợp chất sulforaphane – có chức năng chính trong cơ thể là bảo vệ chống lại sự hình thành của ung thư, độc tố và sự oxy hóa quá mức, đây là những loại rau lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường.
Tham khảo bài viết: Thực đơn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2
Người tiểu đường nên ăn trái cây gì?
Lưu ý là không ăn hoa quả ngay sau khi ăn bữa chính mà nên ăn vào bữa phụ để tránh tăng đường huyết.
Dâu tây, dâu đen, việt quất, mâm xôi, nho đen là nhóm quả mọng nước chứa nhiều chất xơ, kali, mangan, magie, folate, vitamin C, các chất chống oxy hóa… có khả năng kiểm soát đường huyết trong máu, giảm mỡ máu và hạ huyết áp rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Nhóm trái cây có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin C, A và kali như ổi, táo, lê, đào, dưa hấu cũng nên được bổ sung vào thực đơn hằng ngày của người bệnh tiểu đường.
Bơ, oliu là nhóm quả giàu chất béo cung cấp chất béo tốt, chất xơ hòa tan, axit amin, vitamin B và các khoáng chất tốt như magie và kali, chống oxy hóa, các vitamin A, E và sắt, kẽm, canxi.
Nước ép bưởi có tác dụng giảm đường huyết nhờ có cơ chế tác động tương tự như insulin. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường nếu đang dùng nhóm thuốc statin để hạ mỡ máu thì không nên ăn bưởi gần với thời điểm dùng thuốc vì có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu cơ vân, độc cho gan, thận.
Với các loại thuốc điều trị khác cũng cần uống cách xa thời điểm ăn bưởi ít nhất là 2 giờ để tránh làm tăng hoạt tính hoặc độc tính của thuốc.
Loại bỏ chất kích thích nguy hiểm ra khỏi thực đơn
Ăn uống chữa bệnh tiểu đường rất tốt vì vậy người bệnh tiểu đường cần loại bỏ hoàn toàn thức uống chứa alcohol như rượu, bia và những loại đồ uống có cồn nói chung ra khỏi thực đơn hằng ngày.
Những loại thực phẩm này sẽ khiến lượng đường trong máu sụt giảm, điều gây bất lợi cho những người đang dùng thuốc làm tăng tiết insulin, hoàn toàn không tốt cho quá trình điều trị bệnh chút nào cũng như hỗ trợ tiểu đường.
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường
Thứ 2:
Bữa sáng: Granola + hoa quả + sữa chua (không đường càng tốt)
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau củ + thịt kho + rau ăn kèm + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Bánh dành cho người tiểu đường;
Bữa tối: 1 bát cơm + rau cải luộc + thịt kho + hoa quả.
Thứ 3:
Bữa sáng: Granola + hoa quả + sữa chua (không đường càng tốt)
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh chua cá + rau luộc + thịt gà kho + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: 1 bát cơm + canh chua cá + rau luộc + thịt gà kho + hoa quả.
Thứ 4:
Bữa sáng cho người tiểu đường: Phở gà;
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau cải + trứng cuộn + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Bánh dành cho người tiểu đường;
Bữa tối: 1 bát cơm + salad trứng + canh rau cải + hoa quả.
Thứ 5:
Bữa sáng: Granola + hoa quả + sữa chua (không đường càng tốt)
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh hến nấu chua + cá chiên (nồi chiên không dầu càng tốt) + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Bắp hoặc khoai luộc;
Bữa tối: 1 bát cơm + canh hến nấu chua + cá chiên (nồi chiên không dầu càng tốt) + hoa quả;
Thứ 6:
Bữa sáng: Hủ tiếu + hoa quả;
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh bí đao + thịt bò xào rau + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: 1 bát cơm + rau luộc + đậu hũ nhồi thịt + hoa quả.
Thứ 7:
Bữa sáng: Cháo các loại đậu (tùy chọn)
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau + thịt kho + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: 1 bát cơm + thịt kho + mướp đắng xào trứng + hoa quả.
Chủ nhật:
Bữa sáng: Tự thưởng cho bản thân bún bò Huế, bún thịt nướng, bún riêu…
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau củ + đậu hũ nhồi thịt + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: Cháo sườn + hoa quả.
Trên đây là toàn bộ những thực phẩm cũng như phương pháp ăn uống chữa bệnh tiểu đường hiệu quả cho người mắc bệnh Sulforaphane gửi đến cho bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho bệnh nhân tiểu đường cùng người nhà trong quá trình điều trị và duy trì bệnh ở tình trạng tốt nhất.