Trị bệnh táo bón là điều nên làm ngay lập tức để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng của sống của người mắc.
Táo bón là tình trạng thường gặp ở nhiều lứa tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn cho đến người già. Hiện nay có rất nhiều cách trị bệnh táo bón mà chúng ta có thể áp dụng được. Hãy cùng sulforaphane tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh táo bón là gì?
Bệnh táo bón được định nghĩa là số lần đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần, do hai nhóm nguyên nhân chính là táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát. Táo bón là tình trạng khó đi đại tiện, phân khô cứng, buồn đi đại tiện mà không đi được phải rặn mạnh phân khó thoát ra, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần.
Mặc dù táo bón không thường xuyên diễn ra phổ biến, nhưng ở một số người, táo bón gây cản trở sinh hoạt hoặc hạn chế thực hiện các công việc hằng ngày khác. Ngoài ra, tình trạng táo bón ở một người kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì hay suy nhược cơ thể.
Những đối tượng dễ bị tình trạng táo bón
Những đối tượng dễ mắc bệnh táo bón phải kể đến là:
- Dân văn phòng: Ngồi lâu ít hoạt động, cộng với ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cay, nóng, uống nhiều rượu bia…
- Người cao tuổi có chức năng đường ruột suy giảm qua thời gian, chế độ sinh hoạt ít vận động, mắc nhiều bệnh lý khác nên dùng thuốc nhiều dễ gây ra táo bón.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh: Hormone nội tiết thay đổi, thường uống canxi và sắt nhiều, chế độ ăn uống, sinh hoạt quá nhiều dinh dưỡng rất dễ gây ra táo bón.
- Trẻ em: Phần lớn táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng (90-95%). Xu hướng tự nhiên của trẻ: một số trẻ nhu động ruột chậm, gây táo bón. Trẻ ham chơi, nhịn đi đại tiện làm phân to, cứng hơn làm bị đau sau khi đi đại tiện, trẻ lại càng tránh đi cầu, lần sau đi lại càng đau hơn.
Mách nhỏ cách trị táo bón ngay lập tức không cần dùng thuốc
Như đã nói ở trên, táo bón là bệnh lý về tiêu hóa rất thường gặp, trong đó, triệu chứng đặc trưng nhất là tình trạng đi ngoài khó khăn với tần suất rất ít khiến người bệnh thật sự bị ám ảnh.
Chính vì lẽ đó, khi bị táo bón, ai cũng mong muốn tìm được cách trị bệnh táo bón ngay lập tức để không cản trở đến sinh hoạt hàng ngày. Với những trường hợp triệu chứng táo bón không quá nghiêm trọng, trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc, bạn hãy thử một số cách sau đây nhé:
Massage vùng đáy chậu trị bệnh táo bón
Dùng tay tạo áp lực lên vùng đáy chậu để nới lỏng cơ, phá vỡ phân cứng và kích thích các dây thần kinh chịu trách nhiệm về hoạt động của ruột, từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng táo bón.
Ngoài kỹ thuật massage vùng đáy chậu, bạn cũng có thể massage vùng bụng bằng cách dùng tay xoa lên vùng bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Khi xoa, cần chú ý tác động một lực vừa phải để kích thích đại tràng. Bạn có thể bắt đầu ở vùng bụng dưới bên phải, sau đó di chuyển lên khung xương sườn, qua dạ dày và đến phần bụng dưới bên trái, nơi phân được thải ra ngoài.
Ngâm hậu môn trong nước ấm để thư giãn cơ vòng và hỗ trợ cải thiện táo bón. Cách này có thể hỗ trợ giúp người bệnh đi đại tiện ngay lập tức.
Dùng các loại nước uống thảo dược dân gian
Nước ép mận hoặc mận khô: Các loại nước này chứa nhiều sorbitol có tác dụng nhuận tràng, làm gia tăng lượng nước ở ruột, giúp việc đi ngoài diễn ra dễ dàng.
Để chữa táo bón nặng, bạn có thể dùng 10 – 20g thảo quyết minh dạng sao vàng rồi nấu nước uống nhiều lần trong ngày. Theo y học cổ truyền, loại thảo dược này có tác dụng nhuận tràng do có hoạt chất anthraglucozit làm tăng nhu động ruột mà không gây đau bụng.
Có thể dùng 4 – 12g muồng trâu sắc uống trong ngày để chữa táo bón hiệu quả. Tác dụng nhuận tràng của muồng trâu là nhờ hợp chất sennosides, giúp làm tăng nhu động ruột và tăng khả năng đẩy phân ra ngoài. Người có thai không được sử dụng muồng trâu.
Mức hiệu quả của cách chữa táo bón ngay lập tức bằng thảo dược này có thể thay đổi tùy vào cơ địa của từng người.
Cách trị bệnh táo bón hiệu quả khiến bệnh tiến triển tốt
Thay đổi chế độ sinh hoạt, vận động trị bệnh táo bón
Tăng cường tập thể dục, thể thao: Thử những bài tập thể dục có tác dụng ở những vị trí từ đầu gối đến ngực. Những vị trí này có thể kích hoạt nhu động ruột. Hình thành thói quen đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi ngày, tốt nhất là sau bữa ăn, để thành ruột quen với việc này.
Nếu bệnh tình trở nặng, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc nhuận tràng trong thời gian ngắn hạn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào.
Điều chỉnh thực đơn ăn uống cân bằng dinh dưỡng
Bổ sung các loại nước để trị bệnh táo bón
Nước là thành phần không thể thiếu để trị bệnh táo bón. Nước hỗ trợ nhu động ruột giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn. Do vậy, việc bạn uống không đủ nước có thể là nguyên nhân chính dẫn tới chứng táo bón. Uống lượng nước hợp lý mỗi ngày: Tùy vào thể trạng cơ thể, người bệnh nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Uống một ly cà phê hoặc trà nóng vào buổi sáng. Caffeine có trong cà phê và trà có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và kích thích ruột, khiến quá trình co bóp ruột hiệu quả hơn.
Theo Đông Y, uống một ly nước mật ong chanh pha với ít nước ấm có tác dụng thải độc gan, thanh lọc cơ thể và giảm táo bón rất hiệu quả, nhất là khi dùng vào buổi sáng trước khi ăn sáng.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để trị bệnh táo bón
Chất xơ có thể được xem là phương pháp hữu hiệu trong việc trị táo bón với tác dụng chính là nhuận tràng, tạo điều kiện cho vi khuẩn ở ruột già lên men và hút nước để làm mềm phân, giúp phân dễ đào thải.
Chất xơ có sẵn trong các nguồn tự nhiên rất đa dạng như trái cây, rau củ và ngũ cốc. Mỗi ngày, bạn nên bổ sung từ 25 – 38g chất xơ vào chế độ ăn. Tuy nhiên, nên bổ sung từ từ và đúng liều lượng khuyến nghị vì chất xơ cũng là nguyên nhân gây ra đầy hơi, đau bụng.
Ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là rau chứa chất xơ hòa tan như cải xoăn, rau bina, bắp cải, bông cải xanh. Hơn nữa, để nói rõ thì bông cải xanh cung cấp một nguồn chất xơ rất cao, nó có hiệu quả trong việc cải thiện nhu động ruột và thúc đẩy đại tiện.
Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải chứng táo bón, bên nên thêm bông cải xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Trong bông cải xanh chứa hoạt chất sulforaphane được kích hoạt khi glucoraphanin tiếp xúc với myrosinase, một họ enzym đóng vai trò trong phản ứng phòng vệ của thực vật. Đây là thành phần chống sưng, viêm có thể ngăn ngừa sự tổn thương đến mạch máu từ đó trị bệnh táo bón hiệu quả hơn.