Quá trình đào thải chất độc của Sulforaphane trong súp lơ diễn ra như thế nào và tác động của nó đối với sức khỏe ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Sulforaphane cùng quá trình đào thải chất độc của nó đã cho ra những tín hiệu khả quan trong việc hỗ trợ cải thiện sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu cơ chế cũng như những bằng chứng khoa học thực nghiệm về công dụng này của Sulforaphane nhé!
Lịch sử hoạt chất Sulforaphane
Sulforaphane là một hoạt chất tự nhiên, thường tồn tại sẵn trong các loại cây họ cải. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1992 mới có nghiên cứu đầu tiên được công bố về lợi ích sức khỏe của hoạt chất này. Đứng đầu nghiên cứu đó là Paul Talalay, MD – nhà dược học nổi tiếng thế giới của Johns Hopkins. Ông đã phát hiện ra Sulforaphane có tác động tích cực tới bệnh ung thư – căn bệnh nguy hiểm bậc nhất thế giới.
Phát hiện của giáo sư Paul Talalay nhận được sự quan tâm rộng rãi trên các phương tiện truyền thông tin tức. Mặc dù giá trị của việc ăn nhiều trái cây và rau quả đã được biết đến từ lâu, nhưng Talalay rất tự tin về tầm quan trọng của Sulforaphane đến mức ông đã đặt cả sự nghiệp của mình vào nó.
Sau phát hiện của ông, Sulforaphane bắt đầu được nghiên cứu lâm sàng rộng khắp trên thế giới. Và thời gian đã chứng minh niềm tin của Paul Talalay là hoàn toàn đúng, ngoài khả năng chống ung thư, Sulforaphane còn mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho con người:
- Bảo vệ các cơ quan trong cơ thể: gan, dạ dày, da, phổi, phế quản,..
- Ngăn ngừa và cải thiện một số bệnh: tự kỷ, tiểu đường, suy giảm trí nhớ, táo bón, tâm thần phân liệt,…
Ngoài những công dụng kể trên, Sulforaphane còn được cho là có thể hỗ trợ cơ thể trong quá trình đào thải chất độc, tăng cường thanh lọc cơ thể.
Khả năng đào thải chất độc của Sulforaphane
Mỗi ngày, các cơ quan, tế bào đều phải hoạt động hết công suất để bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố mà chúng ta đang tiếp nhận. Những độc tố này có thể đến từ môi trường bên ngoài ví dụ như khói bụi, mùi nước thải ô nhiễm,…Ngoài ra, chúng có thể xâm nhập qua đường ăn uống như sử dụng nhiều thực phẩm độc hại, uống nhiều rượu bia,…
Nếu những chất độc hại này cứ tiếp tục ứ đọng, tích tụ trong cơ thể thì sớm muộn chúng cũng sẽ gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Chính vì thế giải độc bằng Sulforaphane là một quá trình vô cùng cần thiết. Vậy cơ chế nào của hoạt chất này có thể thúc đẩy đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể ?
Cơ chế đào thải chất độc của Sulforaphane
Để làm được điều này, Sulforaphane sẽ kích hoạt con đường tín hiệu Nrf2-ARE – một “công tắc” sinh học có thể sản sinh ra nhiều loại men thải độc như GST, NQO1, HO-1…Sau đó, các loại men này sẽ thực hiện chức năng của nó, giúp chuyển hóa những hóa chất có hại thành vô hại và thải ra ngoài cơ thể.
Sulforaphane đã được chứng minh có thể đào thải các chất ô nhiễm trong không khí và đặc biệt hơn là: Aflatoxin – một độc tố gây ung thư.
Bằng chứng khoa học Sulforaphane giúp thải độc tố Aflatoxin
Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã được thực hiện trong những năm 1960~1980, và người ta phát hiện ra rằng Aflatoxin hấp thu từ thực phẩm có liên quan đến sự phát triển của bệnh ung thư gan nguyên phát ở người.
Để làm rõ khả năng đào thải Aflatoxin của Sulforaphane, một nghiên cứu được thực hiện trên 200 cư dân của Khải Đông, Trung Quốc. Họ được chia ra làm 2 nhóm: 100 người uống chiết xuất mầm bông cải xanh (SGS 175 mg / ngày), và 100 người còn lại uống giả dược không chứa Sulforaphane mỗi ngày.
Sau một thời gian quan sát, các nhà nghiên cứu đã nhận ra với một lượng Aflatoxin hấp thụ gần như nhau, người càng hấp thu lượng lớn Sulforaphane vào cơ thể thì sẽ càng thải được nhiều Aflatoxin qua đường nước tiểu. Kết quả này đã cho thấy Sulforaphane thực sự có khả năng bài tiết Aflatoxin, ngăn chặn những căn bệnh nguy hiểm trên cơ thể con người.
Một số tác dụng khác của hoạt chất Sulforaphane
Ngoài khả năng đào thải chất độc, Sulforaphane cũng được biết đến với rất nhiều công dung và lợi ích khác đối với sức khỏe con người như:
- Cải thiện tiêu hóa: đặc tính chống oxy hóa của Sulforaphane có thể cải thiện tiêu hóa bằng cách bảo vệ ruột khỏi stress oxi hóa, một trong những nguyên nhân gây táo bón.
- Cải thiện chứng suy giảm trí nhớ: theo nghiên cứu, tốc độ làm việc và trí nhớ công việc (khả năng ghi nhớ thông tin) có thể được cải thiện nhờ Sulforaphane.
- Cải thiện chức năng gan: gan có thể hoạt động tốt hơn khi hấp thụ Sulforaphane nhờ cơ chế giải độc, chống oxy hóa, chống viêm của hoạt chất này.
Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, Sulforaphane là hoạt chất nên được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày để nâng cao sức khỏe gia đình. Hơn nữa, những thực phẩm chứa hoạt chất này lại có mức giá rất phải chăng như rau bắp cải, súp lơ xanh, mầm rau cải xanh,… Bạn hoàn toàn có thể mua chúng và chế biến một cách vô cùng dễ dàng mà vẫn mang lại hiệu quả cao đối với sức khỏe.
Tổng kết
Sulforaphane đã cho thấy khả năng tuyệt vời trong việc hỗ trợ quá trình đào thải chất độc, giúp cơ thể hoạt động một cách khỏe mạnh hơn. Những chất độc hại giờ đây đã có thể được loại bỏ phần nào nhờ hấp thụ Sulforaphane. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải có những biện pháp phòng ngừa khác như cải thiện môi trường sống, ăn uống lành mạnh để đạt được kết quả tốt nhất.