Súp lơ xanh trị ung thư là thông tin có thật không cũng như đã có nhưng nghiên cứu khoa học nào chứng minh về việc súp lơ xanh có thể chữa bệnh ung thư hay chưa?
Đây chắc hẳn là những câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay vì những đồn đoán xung quanh loại rau được mệnh danh là siêu thực phẩm này. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu liệu súp lơ xanh trị ung thư không qua bài viết dưới đây nhé!
Thông tin về súp lơ xanh
Súp lơ xanh hay còn được gọi dưới cái tên phổ biến là bông cải xanh (broccoli), loại rau được mệnh danh là “siêu thực phẩm” này hiện đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, cùng họ với bắp cải, su hào, cải xoăn với lượng calo khá thấp nhưng mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
Bảng thành phần dinh dưỡng của súp lơ xanh thật sự phải khiến chúng ta kinh ngạc. Loại rau này chứa lượng vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin C, K, A, B9, kali, mangan, photpho giúp tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi những tổn thương sau phẫu thuật rất tốt cũng như phòng chống ung thư hiệu quả.
Lượng tinh bột (carbs) có trong súp lơ xanh đều là chất xơ rất tốt giúp ổn định huyết áp nên cải thiện hệ tim mạch rất tốt.
Súp lơ xanh còn là nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể, vì 91 gram súp lơ xanh cung cấp đến 2.5gr chất đạm.
Loại rau này chứa một lượng nhỏ omega 3 ở dạng axit alpha-linolenic (ALA), không chứa cholesterol và chứa rất ít chất béo. Omega 3 cũng có vai trò ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Tham khảo: Các phương pháp ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Mầm súp lơ xanh hay mầm bông cải xanh là gì?
Mầm bông cải xanh hay rau mầm bông cải xanh có thể không chứa lượng vitamin K và C cao như trong bông cải xanh trưởng thành, nhưng chúng lại chứa nhiều glucosinolate mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn.
Một nhóm các nhà khoa học của trường Đại học Johns Hopkins vào năm 1992 đã phân lập được một hóa chất thực vật có khả năng ngăn ngừa ung thư trong bông cải xanh gọi là glucoraphanin – tiền thân của hợp chất sulforaphane glucosinolate (SGS).
Tiến sĩ Talalay và các cộng sự của mình trong nghiên cứu năm 1992 đã khẳng định mầm bông cải xanh ba ngày tuổi chứa nhiều hoạt chất sulforaphane cao hơn 10-100 lần so với sulforaphane trong bông cải trưởng thành.
Tác dụng của mầm bông cải xanh
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, hoạt chất sulforaphane trong mầm bông cải xanh có khả năng kháng viêm, ức chế sự sản sinh ra các yếu tố gây viêm như IL – 6, IL – 8…
Rau mầm bông cải xanh có thể tiêu diệt chủng vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) – chủng vi khuẩn hiếm hoi có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường niêm mạc dạ dày của cơ thể.
Hoạt chất Nrf2 trong mầm bông cải xanh có khả năng Nrf2 ảnh hưởng đến hơn 200 gen liên quan đến việc bảo vệ tế bào và tăng sản xuất nhiều protein phòng thủ khác nhau của tế bào.
Khi Nrf2 được kích hoạt, số lượng lớn các enzym tế bào bảo vệ và giải độc được điều chỉnh có khả năng tiêu diệt các gốc tự do cao hơn hàng triệu lần so với vitamin và các chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực phẩm khác.
Sulforaphane trong mầm bông cải xanh cũng có thể bảo vệ chống lại một số bệnh về não, bao gồm đột quỵ não, bệnh Alzheimer và Parkinson, cải thiện các chứng suy giảm tâm thần như mất trí nhớ, một số triệu chứng của bệnh tự kỷ.
Rau mầm bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ xanh trị ung thư hiệu quả do có chứa sulforaphane có thể giúp giảm viêm, giảm sự xâm nhập và lây lan của các tế bào ung thư trong cơ thể.
Phương pháp chế biến bông cải xanh đúng cách
Nấu bông cải xanh cùng với mầm bông cải xanh
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí dinh dưỡng của Anh cho thấy khi sử dụng kết hợp bông cải xanh và mầm bông cải xanh có thể tăng gấp đôi tác dụng phòng chống ung thư của loại thực phẩm này.
Sulforaphane là một hợp chất thực vật tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại rau họ cải có thể làm giảm cả kích thước và số lượng các loại tế bào ung thư khác nhau.
Do vậy kết hợp bông cải xanh trưởng thành với mầm bông cải sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng vượt trội so với việc chỉ ăn bông cải xanh trưởng thành.
Không chế biến bông cải xanh ở nhiệt độ quá cao
Trên thực tế bông cải xanh ăn sống là tốt nhất. Một nghiên cứu cho thấy những người tham gia ăn bông cải xanh sống hấp thụ lượng sulforaphane nhiều và nhanh hơn khi nấu chín.
Tuy nhiên khi ăn sống, bạn cần phải rửa bông cải xanh thật kỹ vì chúng có thể chứa thuốc trừ sâu và các chất độc hại khác. Do cấu trúc vật lý, bông cải xanh có thể ẩn chứa siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh nếu không được rửa sạch đúng cách.
Cách tốt nhất để rửa bông cải thật sạch là rửa trực tiếp rau dưới vòi nước chảy sau đó ngâm muối 10-15 phút. Ngoài ra, bạn cần chọn mua bông cải xanh được trồng tại những trang trại rau sạch, uy tín để đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở ngưỡng an toàn.
Nếu bạn không ăn sống được thì hoàn toàn có thể chế biến bằng hình thức hấp nó trong 1-3 phút dưới 284oF (140oC)
Nếu chế biến bông cải xanh ở nhiệt độ cao thì nhiều thành phần vitamin, đặc biệt là glucosinolate như glucoraphanin – nhóm chất có tác dụng phòng chống ung thư sẽ bị giảm hoặc mất hết tác dụng.
Bông cải hấp có thể là cách tối ưu hóa được lượng sulforaphane và vitamin dồi dào có trong loại thực phẩm này.
Ngoài ra, enzyme myrosinase có trong bông cải xanh cần thiết để kích hoạt sulforaphane nếu bị nấu chín ở nhiệt độ quá cao có thể sẽ bị phá hủy và tác dụng của bông cải xanh bị mất đi.
Tổng kết súp lơ xanh trị ung thư
Như vậy với thành phần chất dinh dưỡng cùng với hoạt chất sulforaphane có trong bông cải xanh, thì loại rau này hay còn gọi là súp lơ xanh trị ung thư cũng như các loại bệnh khác như đã đề cập rất hiệu quả khi chúng ta nấu đúng cách như Sulforaphane Lab đã hướng dẫn phía trên.
Do các đặc tính trên, súp lơ xanh luôn được các chuyên gia dinh dưỡng và ung thư khuyến cáo mọi người nên thường xuyên sử dụng để phòng chống bệnh.