Bệnh tiểu đường được xem là căn bệnh phổ biến toàn cầu hiện nay, với tỉ lệ người mắc bệnh đang ngày một tăng lên chóng mặt ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam bệnh tiểu đường có biểu hiện tăng mạnh trong những năm gần đây. Bệnh tiểu đường là bệnh khiến cơ thể con người bị mất đi khả năng sử dụng và sản xuất ra hormone insulin một cách hợp lý khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Bệnh tiểu đường ở tại Việt Nam còn có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường. Vậy bạn có biết bệnh tiểu đường tiếng Anh là gì không? Nếu chưa rõ hãy cùng tìm hiểu bài viết ngay sau đây.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một loại bệnh mắc chứng rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biển hiện bằng lượng đường trong máu luôn cao; khi mới phát bệnh người mắc bệnh tiểu đường thường có các biểu hiện như đi tiểu nhiều hay tiểu vào ban đêm và cơ thể luôn trong tình trạng thiếu nước.
Theo các thống kê hiện nay, người bị bệnh tiểu đường trên thế giới rất cao, cứ khoảng 100 người thì có một người bị mắc bệnh tiểu đường. Và điều đáng buồn là Việt Nam – quốc gia có tỉ lệ bệnh tiểu đường đứng thứ 10 thế giới và là quốc gia có bệnh tiểu đường phát triển nhanh nhất. Từ 2,7% dân số mắc bệnh tiểu đường vào năm 2001, tính đến năm 2010 tỷ lệ này đạt đến con số tăng lên hơn 6%. Dự kiến đến năm 2025 số người mắc bệnh có thể tăng thành 8 triệu người. Vậy bệnh tiểu đường tiếng anh là gì?
Các loại bệnh tiểu đường phổ biến
Bệnh tiểu đường hiện nay phổ biến ở ba nhóm là: bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Đối với bệnh tiểu đường loại 1: Đây là nhóm bệnh thường xuất hiện ở những người trẻ dưới 40 tuổi và khởi phát sớm nhất ở tuổi 14. Loại tiểu đường này thường bắt nguồn từ di truyền của người thân trong gia đình. Triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 rất đột ngột, người bệnh luôn trong tình trạng thiếu nước, ăn uống không tiêu hoá và không cảm giác ngon miệng và đặc biệt là xuống cân nhanh chóng. Đôi khi có trường hợp, người đang khoẻ mạnh nhưng đột nhiên hôn mê sâu, khi đưa vào bệnh viện và thử máu, mới thấy lượng đường lên quá cao, còn hormone insulin trong máu người bệnh rất thấp hoặc không thấy có gì insulin nào cả. Một khi người bệnh đã bắt đầu xuất hiện triệu chứng do tiểu đường loại 1 gây ra, thì cách chữa trị tốt nhất là chích hormone insulin vào để thay thế cho insulin không có đủ trong cơ thể.
- Bệnh tiểu đường loại 2: Nhóm bệnh loại 2 này thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi. 80% số người bị bệnh tiểu đường loại 2 sẽ tăng cân, béo phì. Khi tiến hành đo insulin trong máu người ta thấy insulin trong máu bình thường hoặc có khi còn cao hơn bình thường. Vậy tại sao hormone insulin có trong người mà vẫn bị tiểu đường. Đơn giản rằng, cơ thể muốn hấp thụ insulin, các bề mặt tế bào phải có đủ những chỗ tiếp nhận insulin, gọi là “insulin receptors”. Trên mặt các tế bào mỡ của những người bị tiểu đường loại 2 không có đủ chỗ để tiếp nhận insulin giúp cho việc đưa đường từ ngoài máu vào trong cơ thể. Nên cơ chế chính làm gây ra bệnh tiểu đường loại 2 là do các tế bào mỡ thiếu chỗ tiếp nhận insulin và cách tốt nhất để hạn chế tình trạng bệnh tiểu đường là giảm cân. Bệnh tiểu đường loại 2 có khả năng di truyền cao hơn loại 1, nếu gia đình có anh hay em sinh đôi bị tiểu đường thì người còn lại trong gia đình cũng bị bệnh di truyền. Nếu bố mẹ có người bị tiểu đường thì gần như ⅓ con cái sinh ra sau này cũng bị tiểu đường, hoặc có những thử máu bất thường.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ: Đây là tình trạng bệnh đái tháo đường phát triển trong thai kỳ của mẹ bầu ở khoảng tuần thứ 24. Tình trạng này gây tác động đến việc sử dụng lượng đường của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân khiến lượng đường tăng trong máu sẽ không tốt cho cả bà mẹ lẫn thai nhi. Thông thường đối với mẹ bầu khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì sinh sau lượng đường trong máu sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên nếu đã mắc tiểu đường thai kỳ thì bạn có nguy cơ bị tiểu đương tuýp 2 khá cao, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để theo dõi và điều trị triệt để. Bên cạnh đó nếu mẹ bầu mắc tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 thì bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ giúp hỗ trợ tiểu đường trước khi mang thai để tốt cho thai nhi.
Vậy bệnh tiểu đường có tên tiếng Anh là gì?
Chúng ta đã tìm hiểu rất rõ về bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) ở phần trên nhưng câu hỏi bệnh tiểu đường có tên tiếng Anh là gì thì vẫn chưa có lời giải. Thật ra bệnh tiểu đường tiếng Anh là: Diabetes.
“Diabetes” – bệnh tiểu đường trong tiếng Anh được định nghĩa là: A disease in which the body cannot control the level of sugar in the blood; dịch nghĩa ra rằng đó là căn bệnh mà cơ thể không thể kiểm soát lượng đường trong máu.
Thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ về bệnh tiểu đường – “diabetes” được phiên âm theo Anh – Anh và Anh – Mỹ là:
UK /ˌdaɪ.əˈbiː.tiːz/ US /ˌdaɪ.əˈbiː.t̬əs/
Nhìn vào cách phiên âm, bạn có thể thấy hai cách phát âm từ “diabetes” theo Anh – Anh, Anh – Mỹ là giống nhau, bởi vậy khi phát âm thuật ngữ bệnh tiểu đường trong tiếng Anh bạn không cần sợ mình đang theo giọng gì mới chuẩn xác nhé!
Thắc mắc về bệnh tiểu đường tiếng Anh là gì đã có câu trả lời. Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi từ cộng đồng Sulforaphane-lab đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về căn bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường. Chúc bạn có sức khoẻ thật tốt và đừng quên đón đọc các bài viết chia sẻ về sức khoẻ tại Sulforaphane-lab nhé!