Ăn gì để chữa gan nhiễm mỡ, trước hết chúng ta cần hiểu đúng bệnh gan nhiễm mỡ là gì để biết cách chăm sóc và phục hồi sức khỏe tốt nhất. Gan nhiễm mỡ dùng để mô tả tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều trong gan.
Nếu muốn cải thiện tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều trong gan, một người cần phải thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu hoàn toàn có thể điều trị, vậy ăn gì để chữa gan nhiễm mỡ sẽ được gợi ý qua bài viết sau.
Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Ở người thường, lượng mỡ trong gan chỉ chiếm từ 2 – 4% trọng lượng của gan, con số này ở người gan nhiễm mỡ khá cao, chiếm 5 – 10% trọng lượng của gan.
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể con người, xử lý thức ăn đi vào cơ thể và lọc chất độc ra khỏi máu.
Chức năng gan bị suy giảm khi gan chứa quá nhiều chất béo. Tình trạng gan nhiễm mỡ ngày càng phổ biến nên mọi người cần xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học để phòng bệnh cũng như cải thiện tình trạng bệnh.
Gan nhiễm mỡ nên ăn trái cây gì?
Hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ giúp kích thích nhu đường ruột, tránh táo bón và phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
Tăng lượng chất xơ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol, điều này rất có lợi cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ.
Trái cây cũng cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau rất cần thiết cho cơ thể, trong đó có vitamin A và E có tác dụng tránh tích tụ thêm mỡ trong gan.
Một số loại trái cây trị gan nhiễm mỡ như cam, bưởi, me, chanh, lê, táo, đu đủ với nhiều thành phần dưỡng chất.
- Me có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, chứa nhiều chất xơ và axit không bão hòa nên điều trị chứng xơ cứng động mạch, hỗ trợ tiêu hóa.
- Chanh giàu vitamin C và axit citric lành mạnh nên là chất thanh lọc tuyệt vời, là một công cụ kích thích tiêu hóa lành mạnh và bảo vệ gan.
- Lê có lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan thúc đẩy quá trình loại bỏ cholesterol và điều chỉnh chức năng đường ruột.
- Dâu tây chứa chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Các axit tự nhiên có trong dâu tây bảo vệ cơ thể bằng cách khử trùng và hoạt động như một chất chống viêm.
Rau xanh và các loại lá dân gian
Một số lá cây dân gian có lợi cho lá gan như atiso, trà nụ vối, lá sen có tác dụng giảm lượng mỡ trong gan, thanh nhiệt, điều hòa cơ thể đồng thời chống tích tụ mỡ ở gan.
Rau cải, rau má, súp lơ xanh, rau cần… là những loại rau nên bổ sung vào thực đơn người bị gan nhiễm mỡ. Đặc biệt, trong bông cải xanh có sulforaphane hoạt chất thực vật tự nhiên giúp cơ thể chống oxy hóa, cải thiện chức năng thải độc tự nhiên cho gan một cách hoàn hảo, từ đó hạn chế các bệnh lý về gan.
Protein và sữa, thực phẩm chứa ít cholesterol
Protein từ thịt nạc như thịt gia cầm, trứng, đậu nành, cá, hải sản, các loại đậu đỗ là nguồn protein tốt nhất để duy trì cân nặng và giảm cân. Để sử dụng hiệu quả nên loại bỏ các chất béo có thể nhìn thấy như da của gia cầm trước khi nấu, sử dụng phương pháp nướng, hấp, rang để tránh sử dụng dầu mỡ.
Các sản phẩm từ sữa ít chất béo hoặc sữa không béo sữa chua và phô mai nên được bổ sung vào thực đơn của người bị gan nhiễm mỡ.
Thực phẩm giàu axit béo omega như cá béo, dầu oliu và các loại hạt được khuyến khích sử dụng để giúp điều trị gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu.
Nhộng tằm làm giảm cholesterol trong cơ thể, cải thiện chức năng gan. Nhộng tằm có thể được dùng dưới dạng món ăn hoặc tán thành bột để uống.
Thực đơn 1 tuần cho người bị gan nhiễm mỡ
Cùng theo dõi ăn gì để chữa gan nhiễm mỡ trong 1 tuần:
Thứ 2:
Bữa sáng cho người tiểu đường: Granola + trái cây táo, bưởi, đu đủ + sữa chua (không đường càng tốt)
Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt + gà hầm nấm hương + thịt kho + rau ăn kèm + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Bánh ít ngọt hoặc chuối;
Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt + bông cải xanh luộc + thịt kho tiêu + hoa quả.
Thứ 3:
Bữa sáng: Cháo bí ngô + hoa quả
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh chua cá + rau luộc + thịt gà kho + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: 1 bát cơm + canh chua cá + rau luộc + thịt gà kho + hoa quả.
Thứ 4:
Bữa sáng: Phở gà;
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau cải + cà chua xào trứng gà + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Bánh táo đỏ vừng;
Bữa tối: 1 bát cơm + salad trứng + rong biển hầm vịt + hoa quả.
Thứ 5:
Bữa sáng: Granola + hoa quả + sữa chua (không đường càng tốt)
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh hến nấu chua + cá chiên (nồi chiên không dầu càng tốt) + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Bắp hoặc khoai luộc;
Bữa tối: 1 bát cơm + canh hến nấu chua + cá chiên (nồi chiên không dầu càng tốt) + hoa quả;
Thứ 6:
Bữa sáng: Hủ tiếu + hoa quả;
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh bí đao + thịt bò xào rau + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: 1 bát cơm + rau luộc + đậu hũ nhồi thịt + hoa quả.
Thứ 7:
Bữa sáng: Cháo các loại đậu hoặc cháo trứng cút (tùy chọn)
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau + thịt kho + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: 1 bát cơm + thịt kho + rau cần hạt sen nấu táo đỏ + hoa quả.
Chủ nhật:
Bữa sáng: Tự thưởng cho bản thân bún bò Huế, bún thịt nướng, bún riêu…
Bữa trưa: 1 bát cơm + gà hầm nấm hương + đậu hũ nhồi thịt + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: 1 bát cơm + Thịt bò hầm khoai tây + hoa quả.
Trên đây là thực đơn ăn gì để chữa gan nhiễm mỡ mà Sulforaphane đã liệt kê cho bạn cân nhắc vào thực đơn của mình.
Gan nhiễm mỡ là bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong điều trị bệnh vì vậy thực đơn của người bệnh cần được theo dõi sát sao để kiểm soát và ngăn ngừa lượng mỡ trong gan.
Tham khảo bài viết: Phương pháp dân gian – cách chữa gan nhiễm mỡ tại nhà