Site icon Sulforaphane

Thực phẩm súp lơ xanh kỵ với gì để tránh sử dụng chung

Súp lơ xanh kỵ với gì để tránh sử dụng chung gây ra nhiều tác dụng phụ cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe là câu hỏi được đặt ra rất nhiều hiện nay vì không ai có thể phủ nhận lợi ích của súp lơ mang lại cho sức khỏe.

Hôm nay qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu xem liệu súp lơ xanh kỵ với gì và ăn súp lơ xanh có tác dụng gì đối với cơ thể con người.

Súp lơ xanh kỵ với gì để tránh sử dụng chung gây ra nhiều tác dụng phụ

Súp lơ xanh là gì?

Súp lơ (có tên tiếng Anh là cauliflower) có 2 loại là súp lơ trắng và súp lơ xanh. Súp lơ xanh chính là tên gọi khác của bông cải xanh (tên tiếng Anh là broccoli). 

Loại thực phẩm này có nguồn gốc từ phía đông của Địa Trung Hải. Hiện nay súp lơ xanh được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Súp lơ xanh trưởng thành cao khoảng 60 – 90cm mọc thẳng và phân nhánh với lá dài và chùm hoa màu xanh lá cây dày đặc ở đầu cành. 

Chùm hoa còn non là bộ phận thường được sử dụng của cây súp lơ xanh. Chùm hoa này có màu xanh và được hình thành khi thân cây có từ 15-20 lá phát triển. 

Khoảng từ 60-85 ngày ở điều kiện khí hậu vừa phải đến mát mẻ là có thể thu hoạch súp lơ xanh, điều thú vị nữa là súp lơ xanh được nhân giống bằng cách lai hạt bông cải với hạt đậu.

Súp lơ xanh nở hoa có ăn được không?

Súp lơ xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng đem lại lợi ích to lớn cho sức khỏe của chúng ta. chúng rất giàu vitamin và khoáng chất như: Canxi, Sắt, Phốt pho, Kali, Kẽm, Thiamin, Riboflavin, Niacin, Vitamin A, B6, B12, D, E và K, Folate.

Giàu chất dinh dưỡng là thế, nhưng trong quá trình sử dụng cần phân biệt chùm bông non của súp lơ và một cây súp lơ có hoa nở, nó là hoàn toàn khác nhau đấy. 

Súp lơ xanh nở hoa là loại súp lơ bắt đầu xuất hiện phần hoa nhỏ li ti màu vàng, lúc này là lúc súp lơ xanh đang bắt đầu quá trình phân hủy, nếu ăn sẽ không mang lại lợi ích gì cho cơ thể mà còn có thể gây ra những nguy hại không đáng có.

Ngoài ra, nếu súp lơ xanh đã xuất hiện những đốm nấm mốc khiến nó bị đổi màu thì phải cắt bỏ đi, và tốt hơn hết là không nên ăn, vì phần súp lơ này sẽ gây hại cho sức khỏe và thậm chí là khiến bạn có thể bị ngộ độc.

Tham khảo bài viết: Công dụng của Sulforaphane đối với đời sống con người

Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn súp lơ xanh

Súp lơ xanh kỵ với gì?

Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn súp lơ xanh

Trong súp lơ xanh chứa nhiều chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng cũng tùy vào trường hợp khác nhau. 

Súp lơ xanh không dành cho người đang gặp phải những vấn đề về dạ dày vì chất xơ có nhiều trong thực phẩm này sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và gây kích thích đường tiêu hóa. 

Súp lơ xanh gây khó tiêu, đó cũng là nguyên nhân tại sao chúng có thể gây ra các triệu chứng ở những người bị IBS. Khi ruột của bạn phân hủy những thực phẩm này, nó sẽ gây ra khí và đôi khi gây táo bón, ngay cả đối với những người không bị IBS.

Ngoài ra, súp lơ xanh còn là thực phẩm có tính ngọt và mát nên những người bị thiếu hụt tỳ vị (tỳ vị kém) không nên ăn quá nhiều để tránh gặp phải phản ứng khó tiêu, đầy hơi trướng bụng.

Một số thực phẩm kiêng sử dụng chung với súp lơ xanh

Súp lơ xanh kỵ với gì? Không sử dụng chung súp lơ xanh cùng với dưa chuột (dưa leo) và bí ngòi vì súp giàu vitamin C mà dưa chuột và bí ngòi lại chứa các enzyme phân hủy vitamin C khiến cơ thể khó hấp thụ. 

Sữa bò là thức uống có hàm lượng đạm rất cao và súp lơ xanh lại là thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ, axit oxalic. Những chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ canxi trong sữa, không có lợi cho cơ thể bé nếu sử dụng chung với nhau. 

Súp lơ xanh không nên ăn cùng với gan bò, gan lợn vì hai loại thực phẩm này chứa nhiều đồng và các khoáng chất sẽ oxy hóa hoàn toàn lượng vitamin C có trong súp lơ xanh, thậm chí sẽ làm thay đổi chất lượng vitamin C khiến súp lơ xanh bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.

Súp lơ xanh có tác dụng gì?

Súp lơ xanh có tác dụng gì?

Súp lơ xanh chứa các đặc tính làm cạn kiệt estrogen – nhân tố thường gây ra các loại bệnh ung thư ở con người. 

Các nghiên cứu khoa học trên thế giới gần đây cho thấy việc ăn súp lơ xanh thường xuyên có thể phòng chống ung thư như ung thư phổi, đại trực tràng, vú, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và dạ dày.

Isothiocyanates trong súp lơ xanh có tác động đến men gan, giảm stress, giảm viêm, kích thích hệ thống miễn dịch và chống lại sự phát triển và tăng trưởng của các tế bào ung thư.

Súp lơ xanh chứa chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón duy trì lượng đường trong máu và hạn chế hấp thu quá nhiều thức ăn cùng một lúc hỗ trợ giảm cân hiệu quả. 

Trong súp lơ xanh có hợp chất Sulforaphane – là một hợp chất thực vật tự nhiên đã được nghiên cứu và chứng minh có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, sức khỏe tim mạch và điều trị chứng tự kỷ, suy giảm trí nhớ…

Tổng kết súp lơ xanh kỵ với gì?

Chế biến súp lơ xanh đúng cách nhằm đảm bảo lấy được tối ưu nhất chất dinh dưỡng có trong nó là điều thật sự mà mọi người cần biết. Trên đây Sulforaphane Lab đã đưa ra thông tin súp lơ xanh kỵ với gì để mọi người nắm rõ thông tin. 

Chế biến súp lơ xanh nấu với gì cũng phải cần lưu ý như sau. Chế biến sai cách có thể khiến cho hiệu quả đạt được từ sulforaphane không được cao. 

Súp lơ xanh không nên ở nhiệt độ quá cao nó sẽ ức chế quá trình sản sinh sulforaphane và không mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể nào. 

Thay vào đó hấp chính là một phương pháp tuyệt vời, vừa thu được nhiều sulforaphane vừa mang lại cảm giác ngon miệng hơn.

Súp lơ xanh hoàn toàn có thể ăn sống được mà không cần thông qua các giai đoạn nấu nướng phức tạp nào nhưng cần phải rửa thật sạch phần đầu bông cải xanh dưới vòi nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn những vi khuẩn gây hại.

Exit mobile version