Bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm để ổn định mức đường huyết, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân đặt ra hiện nay.
Đối với vấn đề bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm thì nguyên tắc người bệnh cần lựa chọn những thực phẩm có thể dùng thay thế được cơm mà vẫn đảm bảo không có khả năng làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn.
Người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm?
Trong số các loại thực phẩm có chứa tinh bột thì cơm trắng được xếp vào loại thực phẩm có chỉ số đường huyết tương đối cao nên dễ gây tăng đường huyết sau ăn.
Tuy nhiên nếu người bệnh lựa chọn cách kiêng hoàn toàn cơm trắng cũng như tinh bột thì đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Việc nhịn ăn tinh bột sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu năng lượng dẫn đến hạ đường huyết, thậm chí có thể gây ra hôn mê và tử vong.
Vì thế lựa chọn những thực phẩm thay cơm cần phải đảm bảo không có khả năng làm tăng đường huyết sau ăn và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động và làm việc trong ngày dài.
Bệnh tiểu đường có thể thay thế cơm trắng bằng các loại thực phẩm sau đây:
Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo vẫn giữ được lớp cám bên ngoài chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn nên người bệnh tiểu đường có cảm giác no lâu và giảm cơn thèm ăn. Đây cũng là loại tinh bột được rất nhiều chị em áp dụng trong chế độ eat clean của mình.
Ngoài ra gạo lứt còn làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Gạo lứt cung cấp vitamin B1 giúp ngăn tê phù ở chi và vitamin B12 thích hợp cho người phải dùng metformin dài ngày.
Khoai lang, yến mạch
Tinh bột trong khoai lang là loại tinh bột kháng đường sẽ không làm tăng đường huyết nhiều sau bữa ăn. Khoai lang còn có tác dụng giảm lượng đường huyết do tăng khả năng hoạt động của insulin và giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng.
Loại củ này có lượng calo thấp, giàu chất xơ nên có tác dụng loại bỏ các chất thải tích tụ bên trong dạ dày và làm mềm phân, do đó ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Yến mạch nguyên hạt cán mỏng chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao tốt cho người bệnh tiểu đường.
Hạt chia, hạt lanh, đậu đỗ
Hạt chia, hạt lanh là nguồn cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, vitamin K, sắt, photpho, omega-3… tốt trong việc kiểm soát đường huyết mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, cải thiện tình trạng bệnh xương khớp, giảm huyết áp.
Bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm? Đậu đỗ là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao có thể kiểm soát đường huyết và cân nặng.
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường
Thứ 2:
Bữa sáng: Granola + hoa quả + sữa chua (không đường càng tốt)
Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt + canh rau củ + thịt kho + rau ăn kèm + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Bánh dành cho người tiểu đường;
Bữa tối: 1 bát cơm + rau cải luộc + thịt kho + hoa quả.
Thứ 3:
Bữa sáng cho người tiểu đường: Granola + hoa quả + sữa chua (không đường càng tốt)
Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt + canh chua cá + rau luộc + thịt gà kho + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: 1 bát cơm + canh chua cá + rau luộc + thịt gà kho + hoa quả.
Thứ 4:
Bữa sáng: Phở gà;
Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt + canh rau cải + trứng cuộn + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): khoai lang 1 củ
Bữa tối: 1 bát cơm + salad trứng + canh rau cải + hoa quả.
Thứ 5:
Bữa sáng: Granola + hoa quả + sữa chua (không đường càng tốt)
Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt + canh hến nấu chua + cá chiên (nồi chiên không dầu càng tốt) + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Bắp hoặc khoai luộc;
Bữa tối: 1 bát cơm + canh hến nấu chua + cá chiên (nồi chiên không dầu càng tốt) + hoa quả;
Thứ 6:
Bữa sáng: Hủ tiếu + hoa quả;
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh bí đao + thịt bò xào rau + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: 1 bát cơm + rau luộc + đậu hũ nhồi thịt + hoa quả.
Thứ 7:
Bữa sáng: Cháo các loại đậu (tùy chọn)
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau + thịt kho + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: 1 bát cơm + thịt kho + mướp đắng xào trứng + hoa quả.
Chủ nhật:
Bữa sáng: Tự thưởng cho bản thân bún bò Huế, bún thịt nướng, bún riêu…
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau củ + đậu hũ nhồi thịt + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: Cháo sườn + hoa quả.
21 món ăn dành cho người tiểu đường
Nấm xào cải xanh và bắp non, nhộng tằm xào lá chanh, thịt heo xào hành tây, thịt heo nạc xào cần tây, nấm rơm xào thịt nạc, cơm hạt kê, cháo bí đao, cháo rau cần tây, cháo ý dĩ, cháo bột sắn, súp bào ngư, củ cải, cà rốt, canh tía tô, rau thơm, canh thịt dê, đậu hũ, lòng bò nấu giấm chua, canh cá trạch nấu lá sen, canh hẹ, tim heo hầm bắp chuối, thịt vịt hầm hạt sen, cá chép hầm đậu đỏ, ba ba hầm bắp nếp, canh trai nấu hẹ.
Tổng kết
Khi tìm hiểu vấn đề bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm, nhiều người bỏ luôn cơm trắng ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày và thay thế bằng bún, miến, bánh phở, bánh cuốn, bánh ướt.
Trên thực tế bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cơm trắng bình thường mà không ảnh hưởng quá nhiều đến mức đường huyết, thậm chí giúp bình ổn chỉ số HbA1c. Sau đây là lời khuyên cho bệnh nhân khi dùng cơm trắng:
- Bổ sung theo nhu cầu cơ thể
- Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào theo vóc dáng: Nếu là nữ có thể dùng 1 chén cơm, nam khoảng 1,5 chén cơm trong bữa chính
- Sắp xếp thứ tự ăn phù hợp: Để không làm tăng đường huyết quá cao sau khi ăn, bệnh nhân có thể ưu tiên ăn rau củ quả và dùng nước canh trước, sau đó mới ăn đến cơm và các thức ăn khác.
Hiện nay chưa có thuốc chữa trị dứt điểm bệnh tiểu đường, tuy nhiên những triệu chứng do bệnh gây ra có thể được kiểm soát tốt trong quá trình điều trị. Sulforaphane khuyên người bệnh cần xây dựng và duy trì cho mình một lối sống lành mạnh, thay đổi chế độ ăn uống theo khoa học, rèn luyện thể dục thể thao.
Tham khảo bài viết: Bệnh tiểu đường type 2 nên ăn gì và không nên ăn gì?