- Định nghĩa hệ tiêu hóa ở người
- Nguyên nhân gây ra các căn bệnh ở hệ tiêu hóa
- Triệu chứng bệnh tiêu hóa thường gặp
- Điều trị những bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa
- Dinh dưỡng cho người mắc các bệnh về hệ tiêu hóa
- Những phương pháp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
- Tổng kết hệ tiêu hóa
Tiêu hóa thức ăn ở người diễn ra như thế nào, hệ tiêu hóa ở người bao gồm những bộ phận nào và chúng có thật sự rất phức tạp hay không, hãy cùng đội ngũ Sulforaphane tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Hiểu rõ được hệ tiêu hóa cũng như cách thức hoạt động của những cơ quan này, bạn có thể cải thiện nó tốt hơn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng đồng thời phòng tránh nhiều bệnh lý liên quan. Những thông tin trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những gì xảy ra với thức ăn trong từng giai đoạn của quá trình tiêu hóa ở người,
Định nghĩa hệ tiêu hóa ở người
Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào?
Đường tiêu hóa ở người bao gồm rất nhiều cơ quan, bắt đầu từ cơ quan miệng là nơi tiếp nhận thức ăn đến điểm cuối là hậu môn nơi thải các chất không tiêu hóa được ra ngoài.
Quá trình tiêu hóa bao gồm tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. Tiêu hóa cơ học đề cập đến sự phá vỡ vật lý phần lớn thức ăn thành miếng nhỏ mà sau đó có thể được enzyme tiêu hóa phân giải. Tiêu hóa hóa học là enzym phá vỡ thức ăn thành các phân tử nhỏ mà cơ thể có thể hấp thu.
Cổ họng, thực quản, túi mật, gan, dạ dày và ruột non
Cổ họng là nơi tiếp nhận thức ăn từ miệng di chuyển xuống thực quản, cơ quan trung gian đóng vai trò vận chuyển thức ăn.
Thực quản nằm dưới cổ họng, là một ống dài có chức năng đưa thức ăn xuống dạ dày.
Túi mật là túi nhỏ có chiều dài khoảng 80 – 100mm, nằm sát gan. Túi mật có tác dụng co bóp đẩy dịch mật vào ống mật chủ, từ đó vào tá tràng và xuống ruột non, giúp tiêu hóa các chất béo.
Gan được ví như nhà máy hóa chất của cơ thể, là một trong những cơ quan quan trọng nhất của hệ tiêu hóa, giúp tổng hợp protein huyết tương, dự trữ glycogen và thải độc.
Dạ dày được cấu tạo dạng một cái túi gồm rất nhiều cơ, khi tiếp nhận thức ăn từ thực quản xuống, acid và enzyme sẽ được tiết ra, trộn lẫn với thức ăn để thủy phân các protein và dưỡng chất cần thiết.
Ruột non của con người dài đến 6 mét, là nơi thức ăn sẽ tiếp tục được phân hủy, phá vỡ cấu trúc nhờ enzyme tiết ra từ mật gan hoặc tuyến tụy. Thức ăn qua ruột non tiếp tục được phân hủy tại tá tràng, sau đó dưỡng chất được hấp thụ tại hỗng tràng và hồi tràng trước khi chuyển vào máu.
Đại tràng, trực tràng, hậu môn
Khi quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất kết thúc, các chất không được hấp thu sẽ được chuyển xuống đại tràng ở dạng lỏng. Ở đây, đại tràng tiếp tục hút nước từ dịch để chuyển chất thải thành dạng rắn, hay còn gọi là phân. Phân thường được xử lý ở đại tràng trong khoảng 36 giờ.
Trực tràng, dài khoảng 20cm nằm ngay dưới đại tràng. Phân di chuyển xuống trực tràng, các dây thần kinh đặc biệt sẽ bị kích thích, sau đó truyền tín hiệu đến vỏ đại não cho biết bạn cần đi đại tiện.
Hậu môn là cơ quan cuối cùng của hệ tiêu hóa được cấu tạo từ cơ sàn chậu và cơ thắt hậu môn có nhiệm vụ lưu trữ và đào thải phân.
Tìm hiểu quá trình tiêu hóa ở người
Giai đoạn đầu tiên: Miệng
Miệng là nơi khởi hành của hệ tiêu hóa, quá trình tiêu hóa thức ăn bắt đầu từ trước cả khi bạn bắt đầu nhai miếng đầu tiên.
Thức ăn kích hoạt tiết ra nước bọt → nhai làm cơ hàm chuyển động → nước bọt tiết ra có chứa các enzyme phân hủy thức ăn thành một dạng mà cơ thể bạn có thể hấp thụ và sử dụng.
Giai đoạn thứ 2: Cổ họng và thực quản
Cổ họng nhận thức ăn xuống từ miệng, cổ họng chia 2 nhánh: thực quản và khí quản. hực quản vận chuyển thức ăn đến dạ dày, khí quản dẫn lưu không khí vào trong phổi.
Hành động nuốt được diễn ra ở cổ họng là phản xạ vừa mang tính thụ động vừa mang tính chủ động.
Thức ăn được đẩy một chiều qua thực quản để vào dạ dày bằng một loạt các cơn co thắt, gọi là nhu động. Ngay trước khi vào dạ dày, thức ăn phải đi qua lỗ tâm vị – được gọi là cơ thắt thực quản dưới (LES).
Nếu cơ thắt thực quản dưới hoạt động không chính xác bạn sẽ gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Giai đoạn thứ 3: Dạ dày và ruột non
Dạ dày đóng vai trò như là máy trộn và máy xay thức ăn. Dạ dày tiết ra axit và các enzyme hỗ trợ đắc lực trong quá trình nghiền, phá vỡ và chuyển hóa thức ăn thành dạng lỏng hoặc bột nhão.
Tiếp theo, hỗn hợp thức ăn này sẽ di chuyển xuống ruột non và tiếp tục quá trình tiêu hóa thức ăn. Ruột non là nơi hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể thông qua thức ăn.
Trong thời gian thức ăn được lưu giữ ở ruột non, chất dinh dưỡng được hấp thụ qua thành ruột và vào máu, chất còn lại là chất thải tiếp tục di chuyển vào ruột già (đại tràng).
Giai đoạn thứ 4: Đại tràng, trực tràng và hậu môn
Phân và các chất thải còn sót lại từ quá trình tiêu hóa ở người đi qua đại tràng bằng sự co bóp của nhu động. Phân lỏng đi qua đại tràng được hấp thu nước trở lại và trở thành dạng rắn.
Phân được lưu giữ bên trong đại tràng sigma (hình chữ S) cho đến khi nhận được một sự kích thích nhu động đủ mạnh để đẩy nó vào trực tràng. Thông thường phải mất khoảng 36 giờ để phân di chuyển qua đại tràng.
Hậu môn là bộ phận cuối cùng trong hệ tiêu hóa của con người. Cơ sàn chậu tạo ra một góc ngăn giữa trực tràng và hậu môn, không cho chất thải đi ra ngoài khi chưa cần thiết.
Quá trình tiêu hóa ở người là một quá trình dài và phức tạp với sự tham gia và phối hợp của một mạng lưới lớn các dây thần kinh, hormone và cơ bắp. Khi một trong các cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hóa gặp vấn đề thì toàn bộ quá trình của hệ tiêu hóa đều có thể bị ảnh hưởng, làm trì trệ việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất.
Những bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa
Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp là táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh trĩ.
Bệnh táo bón
Thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ được nghiền nát nhờ những cử động co bóp và chất tiết ra từ dạ dày. Sau đó, thức ăn sẽ được đưa xuống ruột non. Tại đây các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ, còn những chất cặn bã sẽ được đưa xuống ruột già.
Vì vậy khi thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ tồn đọng lại trong ruột gây ra sự bất thường cho cơ thể. Lâu dần, lượng thức ăn tồn đọng tăng lên, nhu động ruột không co bóp, người bệnh không đẩy ra ngoài được. Từ đó gây ra các vấn đề như đau bụng, khó tiêu, táo bón, ăn không ngon.
Tiêu chí Rome định nghĩa chi tiết hơn về người mắc chứng táo bón phải có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau đây: Đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần, khó khăn trong việc đi đại tiện, phân cứng, cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng, luôn có cảm giác đi đại tiện không hết, phải dùng tay hỗ trợ mới có thể tống phân ra ngoài được.
Bệnh tiêu chảy
Theo bộ Y Tế, bệnh tiêu chảy là tình trạng đi đại tiện phân lỏng trên ba lần một ngày.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Ky cho biết, tiêu chảy chiếm 1 trong 9 trường hợp trẻ em tử vong trên toàn thế giới, nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở trẻ dưới 5 tuổi.
Xác định tiêu chảy hay không qua các số lần đi ngoài tăng đột ngột, độ đặc và rắn cũng như lượng dịch trong phân thay đổi, phân có nhầy hoặc máu.
Phân loại các loại bệnh tiêu chảy: Tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mãn tính, tiêu chảy thẩm thấu, tiêu chảy xuất tiết.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ trong thực quản mở ra và đóng lại không đúng lúc khi bạn nuốt. Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị axit dư thừa trong dạ dày bị đẩy trào ngược lên thực quản hoặc khoang miệng gây ra cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng, hay còn gọi là chứng ợ nóng.
Hiện tượng này để lâu ngày không chữa khỏi dứt điểm sẽ tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến trào ngược dạ dày mãn tính. Khi chuyển qua giai đoạn mãn tính sẽ rất khó để điều trị dứt điểm và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép.
Trĩ chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu trực tràng, nếu không phát hiện và điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Bệnh trĩ thường gặp phải người ở độ tuổi từ 45 – 60, tuy nhiên đang có dấu hiệu trẻ hóa ở những người từ độ tuổi 25 – 30 do chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ để phân loại bệnh trĩ: bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại.
Bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là tình trạng búi trĩ hình thành trên bề mặt lớp niêm mạc bên trong ống hậu môn, với 4 giai đoạn:
Búi trĩ mới bắt đầu hình thành bên trong ống hậu môn → người bệnh bắt đầu có cảm giác khó chịu nhiều hơn, đi đại tiện ra máu → búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn và không có khả năng co lên → búi trĩ hoàn toàn sa ra ngoài và không để đẩy vào bên trong ống hậu môn
Bệnh trĩ ngoại
Búi trĩ được hình thành và phát triển ở bên rìa hậu môn, có thể quan sát bằng mắt hoặc sờ nhẹ để cảm nhận kích thước của búi trĩ. Trĩ ngoại cũng được chia thành 4 cấp độ với mức độ nguy hiểm tăng dần
Kích thước của búi trĩ chỉ bằng hạt đậu, người bệnh có cảm giác hơi cộm cộm ở dưới hậu môn → búi trĩ phát triển thành một cục to hơn, tình trạng rát, ngứa ngáy hậu môn → búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn và làm tắc nghẽn, xảy ra tình trạng chảy máu khi đi đại tiện → búi trĩ hoàn toàn bị sa ra ngoài hậu môn, gây ra không ít cảm giác đau đớn cho người mắc phải, không điều trị rất có khả năng mắc các bệnh đường hậu môn rất cao.
Trĩ nội nguy hiểm và khó nhận biết nên cần nhanh chóng tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để phòng tránh một số biến chứng có thể xảy ra cho cơ thể.
Một số rối loạn tiêu hóa phổ biến khác
Hội chứng ruột kích thích (IBS) thường xuất hiện ở phụ nữ độ tuổi 30 – 50 gây ra các triệu chứng như chuột rút, đầy hơi, phân có nhầy…
Bệnh celiac là chứng không thể dung nạp gluten – loại protein được tìm thấy tự nhiên trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Bệnh có thể gây tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, hoặc đau bụng và đầy hơi. Nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, thiếu máu và ung thư.
Ung thư đại trực tràng là ung thư trực tràng và đại tràng, thường bắt đầu với một polyp, lâu ngày chúng sẽ phát triển thành ung thư.
Nguyên nhân gây ra các căn bệnh ở hệ tiêu hóa
Những nguyên nhân chính gây bệnh về đường tiêu hóa chúng ta thường gặp là chế độ ăn uống không khoa học, lối sống thiếu khoa học (lười vận động thể chất, ngủ không đủ giấc, không nghỉ ngơi hợp lý,…) thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, stress do công việc và áp lực học tập, người lớn tuổi chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm, sức đề kháng kém, môi trường sống ô nhiễm.
Nguyên nhân gây ra táo bón
- Người bệnh do không bổ sung đủ chất xơ trong bữa ăn hằng ngày, uống không đủ nước làm phân khô cứng khó đi ngoài.
- Phụ nữ có thai hoặc sau sinh, người già suy giảm chức năng hoạt động của ruột đều có nguy cơ cao mắc bệnh táo bón.
- Sử dụng quá nhiều chất gây lợi tiểu như trà, cà phê,… làm tăng hấp thụ nước ở ruột và phân khô cứng.
- Sử dụng các thực phẩm giàu chất béo một cách thường xuyên, đặc biệt là chất béo động vật làm thức ăn đóng ở thành ruột gây khó khăn khi đi đại tiện.
- Người lười vận động thể dục thể thao cũng góp phần làm cho tình trạng táo bón ngày càng nặng hơn.
- Vì nhiều vấn đề mà phần lớn người nhịn đi đại tiện, bỏ qua cảm giác buồn đại tiện lúc đó, làm cho sau này khó đi đại tiện hơn nữa.
- Một số bệnh về đường tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân như nứt hậu môn, to trực tràng vô căn, u gây tắc nghẽn ống tiêu hóa,…
Nguyên nhân bị tiêu chảy
- Nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như salmonella, ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy.
- Người mắc bệnh Hirschsprung, ruột kích thích, bệnh Crohn, dị ứng thực phẩm và bệnh celiac.
- Người có khối u thần kinh – khối u thường xuất phát từ trong đường tiêu hóa
- Xơ nang là bệnh di truyền dẫn đến sự tích tụ chất nhầy dày ngăn cản cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
- Rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan, người ăn uống thiếu hụt kẽm.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản
- Do người bệnh có thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày
- Người bệnh tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Người bệnh mất kiên nhẫn trong thời gian điều trị, tự ý ngưng thuốc khi cảm thấy triệu chứng đã giảm mà không dùng hết thuốc bác sĩ đã kê đơn
- Người bệnh chủ quan không chú ý những triệu chứng xuất hiện thoáng qua để bệnh ủ lâu ngày sẽ rất khó chữa khỏi dứt điểm.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
- Dân văn phòng hay các thợ may là những đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ bởi tính chất công việc của họ là ngồi nhiều, ít có thời gian vận động.
- Chế độ ăn uống không cân bằng dưỡng chất, đặc biệt là khi cơ thể thiếu hụt chất xơ, khiến cho phân bị khô và việc đại tiện càng trở nên khó khăn hơn. Thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng có thể là thủ phạm khiến cho bệnh trĩ phát sinh.
- Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài khiến cho thành ruột bị co thắt nhiều gây áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, lâu ngày sẽ hình thành búi trĩ.
- Người thường xuyên căng thẳng hay mệt mỏi khiến cho toàn bộ cơ thể bị áp lực trong đó có hệ tiêu hóa.
- Ngoài ra còn nguyên nhân do quá trình mang thai và sinh con, tuổi tác cũng chính là nguyên nhân gây bệnh trĩ, béo phì hoặc có thể là cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý tiềm ẩn khác.
Triệu chứng bệnh tiêu hóa thường gặp
Triệu chứng bệnh táo bón, tiêu chảy
Có nhiều cơn quặn trong bụng, trường hợp nghiêm trọng có thể gây đau dữ dội, đi đại tiện khó khăn, phân khó ra, cứng hoặc nhỏ, cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
Người bị tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước; có dấu hiệu đầy bụng, buồn nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; cơ thể suy nhược, bị chuột rút, có biểu hiện mất nước nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, hốc hác, hạ huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh… Người bị tiêu chảy mất nước liên tục có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng bệnh trĩ, trào ngược dạ dày
Người bị bệnh trĩ sẽ cảm thấy ngứa hậu môn do dịch nhầy từ việc bài tiết còn đọng ở ống hậu môn; đi đại tiện sẽ thấy đau, rát; hậu môn bị sưng đỏ kèm theo tấy đỏ; xuất hiện máu khi đi đại tiện do vỡ búi trĩ; người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược do mất máu.
Những triệu chứng ngứa hậu môn, đau nhức sẽ khiến người bệnh đứng ngồi không yên ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, suy giảm chất lượng cuộc sống.
Trào ngược dạ dày với triệu chứng phổ biến nhất là ợ chua, ợ hơi, ợ nóng. Ở người mắc bệnh trào ngược dạ dày mãn tính sẽ gặp thêm những triệu chứng sau đây: buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy hơi chướng bụng, đau tức ngực, khó thở, đắng miệng do axit dư thừa trào ngược lên khoang miệng; viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, ho hen; nghẹn cổ họng, khó nuốt, nuốt vướng; khoang miệng tiết nhiều nước bọt, chảy dãi trong khi đang ngủ.
Điều trị những bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa
Cách điều trị bệnh táo bón
Uống 2 – 4 ly nước mỗi ngày, trừ khi bác sĩ chỉ định giới hạn nạp chất lỏng vì một lý do khác. Nước là thành phần không thể thiếu để chữa bệnh táo bón. Bởi nước không chỉ giúp quá trình thanh lọc, đào thải độc tố diễn ra thuận lợi, mà còn hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột cũng như làm mềm phân.
Nước ép trái cây nguyên chất có khả năng làm mềm phân, giúp cho việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Trong thành phần của nước ép trái cây không đường có chứa chất sorbitol là carbohydrate không bị chuyển hóa trong đường tiêu hóa.
Ăn nhiều rau củ và trái cây như bông cải xanh chứa nhiều sulforaphane, có tác dụng bảo vệ ruột, kích thích tiêu hóa bằng cách ức chế sự sinh trưởng của các vi khuẩn có hại từ đó hạn chế được bệnh táo bón ở người già nói riêng và mọi người nói chung.
Dành 30 phút rèn luyện thể chất mỗi ngày, khi di chuyển cơ thể, các cơ trong ruột của cũng sẽ hoạt động tích cực hơn.
Nên gặp bác sĩ nếu bệnh không cải thiện, kéo dài hơn 2 tuần, có máu trong chất thải, giảm cân đột ngột.
Tham khảo bài viết: Bệnh táo bón ở trẻ em – nguyên nhân và phương hướng điều trị
Cách điều trị bệnh tiêu chảy
Điều trị tiêu chảy sẽ phụ thuộc vào triệu chứng, tuổi và thể trạng bệnh. rong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách bổ sung chất lỏng bị mất theo nhiều cách khác nhau như bù nước và điện giải, truyền dịch.
Cơ thể sẽ bị mất nước do tiêu chảy cấp sau mỗi lần đi ngoài, do đó điều quan trọng người bệnh cần phải bồi phụ nước và điện giải đủ cho cơ thể bằng cách uống nước lọc, nước ép trái cây, khoảng 2-3 lít (8-12 cốc) được uống rải đều trong một ngày.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh, ở các trường hợp nhẹ chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, bỏ thuốc lá và rượu bia.
Sau đây là một số mẹo nhỏ chữa trào ngược dạ dày dành cho bạn:
- Duy trì cân nặng phù hợp
- Không ăn tối quá muộn, không nằm khi mới ăn
- Cố gắng nhai kỹ và nuốt hết phần ăn trong miệng trước khi bắt đầu lấy thêm một phần ăn khác.
- Chia nhỏ bữa ăn để không ăn quá no
Nhưng tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ được tư vấn, chẩn đoán và liệu trình điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh nếu bệnh kéo dài.
Nhóm thuốc PPI làm giảm axit trong dạ dày và một số thuốc chống trào ngược. Các phương pháp khác có thể áp dụng với trào ngược dạ dày nặng và kéo dài như phẫu thuật.
Điều trị bệnh trĩ
Các loại thuốc gây tê cục bộ như corticosteroid hoặc thuốc loãng viêm có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Các loại thuốc bôi glyceryl trinitrate 0,2% cũng có tác dụng làm giảm bệnh trĩ cấp I hoặc II. Thuốc Prep-H (Pfizer Incorporated, Kings Mountain, NC) giúp giảm tạm thời các triệu chứng cấp tính của bệnh trĩ như chảy máu và đau khi đi đại tiện
Thắt dây chun là một thủ thuật an toàn, nhanh chóng và hiệu quả cho bệnh trĩ nội cấp độ II và III. Liệu pháp xơ hóa được chỉ định cho những bệnh nhân trĩ nội độ I và II.
Quang đông hồng ngoại (HCPT) (Đông máu hồng ngoại) là phương pháp áp dụng trực tiếp sóng ánh sáng hồng ngoại vào các mô trĩ để triệt tiêu chúng áp dụng cho trĩ nội độ I và II.
Đốt laser là một thủ tục ngoại trú dành cho hầu hết bệnh nhân trĩ cấp độ I, cấp độ II và cấp độ III.
Dinh dưỡng cho người mắc các bệnh về hệ tiêu hóa
Một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về tiêu hóa là do thiếu chất xơ, thực phẩm giàu chế phẩm sinh học nên mọi người lưu ý bổ sung thực phẩm này vào thực đơn của mình.
Sữa chua chứa các men vi sinh là những lợi khuẩn trong đường tiêu hóa cải thiện tiêu hóa và giữ cho hệ đường ruột luôn khỏe mạnh. Probiotic giải quyết tình trạng đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Tuy nhiên không phải tất cả sữa chua đều chứa men vi sinh nên bạn cần lưu ý nhé!
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: yến mạch, bánh mì nguyên cám, quinoa,… chứa chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa theo hai cách: bổ sung một lượng lớn chất xơ vào phân, làm giảm táo bón; một số sợi ngũ cốc hoạt động giống như prebiotic và giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Cá hồi
Cá hồi là một nguồn axit béo omega-3 giúp giảm viêm trong cơ thể. Những người bị bệnh viêm ruột dẫn đến không dung nạp được thực phẩm và gây ra các rối loạn tiêu hóa. Axit béo omega-3 có thể giúp giảm viêm và cải thiện tiêu hóa.
Bạc hà
Dầu bạc hà được chứng minh có tác dụng cải thiện các vấn đề về tiêu hóa do có chứa menthol nên giúp làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) như: đầy bụng, ác vấn đề về nhu động ruột.
Bạc hà có tác dụng thư giãn trên các cơ của đường tiêu hóa, làm giảm chứng khó tiêu bằng cách đẩy nhanh quá trình di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa.
Sử dụng thảo dược
Cam thảo và hoa cúc đôi khi được sử dụng để giảm trào ngược dạ dày thực quản, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc có thể xảy ra.
Tempê – đậu nành lên men
Tempê làm từ đậu nành lên men có xuất xứ từ Indonesia có công dụng phá vỡ đường thông qua vi khuẩn và nấm men.
Trong quá trình lên men, một chất chống độc trong đậu nành là axit phytic bị phá vỡ từ đó giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Chế phẩm sinh học này cũng giúp giảm bớt các hội chứng ruột kích thích, ngăn ngừa tiêu chảy, giảm đầy hơi.
Các loại rau màu xanh đậm
Rau xanh là một nguồn chất xơ không hòa tan có tác dụng đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa tuyệt vời. Ở các loại rau xanh đậm màu chứa nhiều magie có thể làm giảm táo bón bằng cách cải thiện các cơn co thắt cơ ở đường tiêu hóa.
Một số loại rau xanh đậm phổ biến nhất mang lại lợi ích này là rau bina, cải Brussels, bông cải xanh được chứng minh có chứa một loại đường nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong ruột hỗ trợ tiêu hóa đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây bệnh.
Bên cạnh đó bạn cần tránh các loại thực phẩm gây trào ngược axit như: thức ăn chứa nhiều chất béo, tỏi, hành tây và cafein…
Những phương pháp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa.
Bổ xung chất xơ làm tăng khối lượng và giúp phân di chuyển dễ dàng hơn trong ruột góp phần ngăn ngừa táo bón. Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, co thắt ruột, bệnh trĩ, hội chứng ruột kích thích.
Thực hiện thói quen ăn uống khoa học, ăn chậm, nhai kỹ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm áp lực lên dạ dày. Có thể chia 3 bữa chính thành 4-5 bữa nhỏ trong ngày để phòng tránh hệ tiêu hóa bị quá tải và làm việc kém hiệu quả. Không nằm ngay sau ăn để hạn chế bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Nước giúp các chất thải di chuyển dễ dàng, làm sạch đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón nhờ khả năng làm mềm phân. Uống nhiều nước cũng hạn chế tình trạng mất nước khi bị tiêu chảy. Nước cũng hỗ trợ quá trình phân hủy thức ăn và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Cần cẩn trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, không tự ý dùng thuốc và hạn chế dùng thực phẩm chức năng khi không cần thiết vì dễ gây tổn thương gan do thuốc.
Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày
30 phút thể dục mỗi ngày hoặc yoga, thiền sẽ giúp kiểm soát căng thẳng và ngăn ngừa các bệnh lý đường tiêu hóa.
Một số hoạt động như tập thể dục, yoga, thiền… sẽ giúp kiểm soát căng thẳng và ngăn ngừa các bệnh lý đường tiêu hóa. Điều quan trọng là phải tập luyện hàng ngày và đều đặn. Tập thể dục có thể duy trì sức khỏe đường tiêu hóa và ngăn ngừa các bệnh lý xảy ra ở cơ quan này.
Tổng kết hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa có vai trò tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng, cơ thể sử dụng chất dinh dưỡng này để sản xuất năng lượng, phát triển và sửa chữa tế bào.
Hệ tiêu hóa ở người là một cỗ máy phức tạp nhưng lại chứa đựng những điều vô cùng tuyệt vời. Để bảo vệ cũng như hỗ trợ hoạt động của cơ quan nay hiệu quả Sulforaphane khuyên bạn hãy chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa và chữa trị kịp thời nếu phát hiện bệnh.
Tham khảo bài viết: Định nghĩa bệnh táo bón tiếng anh là gì trong y khoa