4 nguyên nhân suy giảm trí nhớ chủ yếu làm tình trạng bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn là gì, có thuốc điều trị suy giảm trí nhớ hay không?
Đây chắc hẳn là những câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay, đặc biệt là do cuộc sống công việc và học tập ngày càng áp lực cũng như tình trạng hậu Covid-19 gây nhớ nhớ quên quên. Vậy 4 nguyên nhân suy giảm trí nhớ là gì – cùng tìm hiểu nhé!
Hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Suy giảm trí nhớ, đãng trí là quá trình bình thường của sự lão hóa theo thời gian. Bệnh này diễn biến âm thầm và nặng dần theo tuổi tác gây ra sa sút trí tuệ nguy hiểm như Alzheimer.
Tuy nhiên, tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ hiện nay đang có xu hướng gia tăng đáng báo động do nhịp sống hiện đại nên những người trẻ tuổi phải chịu những áp lực ngày càng nhiều hơn đến từ việc học tập, công việc.
Theo báo cáo gần đây của trường Đại học Y Dược TP.HCM, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 20-30% người trẻ ở độ tuổi 16-35 đang gặp vấn đề về trí nhớ.
Dấu hiệu của người mắc phải chứng suy giảm trí nhớ: Các tế bào thần kinh sau 25 tuổi đã bắt đầu bị thoái hóa mạnh với những biểu hiện đặc trưng ở người trẻ như học đâu quên đó, ra ngoài quên khóa cửa, gửi email không đính kèm file…
Chính các yếu tố này là nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do tấn công các mô chứa nhiều lipid, đặc biệt là não từ đó dẫn đến nguy cơ suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi.
Ở những người trẻ, nếu suy giảm trí nhớ kéo dài không chữa trị sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, có nguy cơ cao bị các bệnh lý sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson về già như đã đề cập.
4 nguyên nhân suy giảm trí nhớ
Dưới đây là 4 nguyên nhân suy giảm trí nhớ chủ yếu đã được chứng minh là có ảnh hưởng lớn đến não bộ chúng ta:
Giấc ngủ bị rối loạn
Ngủ là thời gian cơ thể và tâm trí, các tế bào và mô của bạn được phục hồi. Các sóng não được tạo ra khi bạn ngủ, đây là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ những ký ức trong não bộ.
Người bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ không sâu thì những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán ,tình trạng này làm cho ký ức bị lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn.
Ở người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi ngày để cải thiện khả năng ghi nhớ và ngăn chặn tình trạng suy giảm nhận thức.
Tế bào thần kinh bị thoái hóa
Suy giảm trí nhớ bắt nguồn từ việc các tế bào thần kinh trong não bị lão hóa, sự liên kết giữa các tế bào thần kinh trong não bị phá hủy.
Tế bào thần kinh trong não bắt đầu suy giảm khi con người bước vào độ tuổi 20 và suy giảm mạnh từ 25 tuổi trở, mỗi ngày chúng ta mất khoảng 3.000 tế bào quan trọng này.
Khi trẻ chúng ta thường sẽ ghi nhớ một sự việc lâu hơn, phản ứng với các vấn đề nhạy bén hơn.
Tuy nhiên khi đối diện với nhiều áp lực trong cuộc sống lượng tế bào thần kinh mất đi càng nhiều hơn thì những quá trình này cũng bị suy giảm.
Tuổi càng cao, các chất trung gian hóa học tham gia vào quá trình dẫn truyền xung động thần kinh (truyền tin) càng giảm sút nên những người trên 60 tuổi thường bị suy giảm trí nhớ.
Ngay ở người trẻ tuổi, lối sống ít vận động khiến tình trạng vôi hóa cột sống càng làm suy giảm khả năng tuần hoàn máu não ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ.
Các gốc tự do tăng sinh
Gốc tự do là những nguyên tử hoặc phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Gốc tự do được sinh ra liên tục trong quá trình trao đổi chất của tế bào hoặc hình thành do tác động của các yếu tố bên ngoài – tác nhân ngoại sinh như ô nhiễm môi trường, áp lực công việc và học tập
Não là cơ quan cần lượng oxy nhiều nhất, đây là nơi diễn ra quá trình chuyển hóa mạnh nhất sinh ra nhiều gốc tự do.
Gốc tự do tấn công và làm tổn thương màng tế bào thần kinh kéo theo những rối loạn về điện giải khiến khả năng dẫn truyền thần kinh bị rối loạn.
Các gốc tự do cũng tác động vào các ti thể làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng, gây lão hóa tế bào não.
Chế độ dinh dưỡng không cân bằng
Vitamin B1, B6 có vai trò đảm bảo các chức năng bình thường của hệ thống thần kinh. Chúng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh tác động đến trí nhớ và suy nghĩ của con người.
Thiếu hụt các chất này có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff – một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.
Uống quá nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp… dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm nhận thức và trí nhớ.
Sử dụng các loại thuốc chữa bệnh trong thời gian dài đặc biệt là nhóm thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây giảm trí nhớ.
Cách cải thiện trí nhớ cho người hay quên
Có nên uống thuốc điều trị suy giảm trí nhớ hay không? Hiện nay chưa có loại thuốc nào được chứng minh là có tác dụng tăng cường trí nhớ ở một người bình thường.
Vì vậy chỉ có một số loại thuốc được chỉ định nhằm cải thiện triệu chứng bệnh ở người mắc hội chứng suy giảm trí nhớ.
– Tinh chất Blueberry được giới khoa học mệnh danh là “Brainberry” có nguồn gốc thiên nhiên từ Bắc Mỹ đang được sử dụng nhiều trong việc điều trị hội chứng suy giảm trí nhớ hiện nay.
– Chiết xuất từ Ginkgo biloba đạt tiêu chuẩn chuẩn hóa EGb761 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề ra được các chuyên gia khuyên dùng trong việc điều trị suy giảm trí nhớ.
– Thuốc giãn mạch ngoại biên và hoạt hóa não: Flunarizine, co-dergocrine, isoxsuprine, naftidrofuryl, nicergoline.
– Thuốc điều trị suy thoái thần kinh: Tacrine, donepezil, rivastigmine, galantamin.
– Thuốc bổ thần kinh như: Idebenone, piracetam, pyritinol.
– Hoạt chất memantine sử dụng cho người bị Alzheimer vừa và nặng.
– Các thuốc chống trầm cảm phổ biến là sertraline và paroxetine.
Tổng kết 4 nguyên nhân suy giảm trí nhớ
Trên đây là 4 nguyên nhân suy giảm trí nhớ cũng như 1 số loại thuốc đặc trị triệu chứng cải thiện trí nhớ.
Tuy nhiên Sulforaphane khuyến cáo bạn không nên tự ý mua những loại thuốc bổ não. Loại thuốc được coi là bổ thần kinh chỉ có tác dụng đối với những trường hợp mắc bệnh lý điển hình, nó gần như không có tác dụng trên người khỏe mạnh.
Ngoài ra, nếu sử dụng sai cách, các loại thuốc bổ cũng sẽ trở thành kẻ thù cho sức khỏe. Vì vậy khi quyết định sử dụng một loại thuốc nào đó, bạn cần được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn đúng cách.