Bệnh tiểu đường là gì triệu chứng như thế nào, xác định nguyên nhân bệnh tiểu đường để có thể lựa chọn cách chăm sóc và chữa bệnh hiệu quả nhất là rất cần thiết.
Bệnh tiểu đường được phân làm 3 tuýp chính: Tiểu đường tuýp 1, 2 và tiểu đường thai kỳ. Hôm nãy hãy cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường là gì triệu chứng ra sao qua bài viết dưới đây.
Định nghĩa và phân loại bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường, y học còn gọi là đái tháo đường – bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp, lượng đường huyết trong máu cao. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể bao gồm: mắt, thận, thần kinh và tim.
Tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh rối loạn tự miễn, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến tụy chứ không phải do yếu tố ở bên ngoài gây ra việc thiếu hụt Insulin và tăng lượng đường huyết trong máu. Hiện nay khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân tiểu đường tuýp 1 nhưng có thể từ sự di truyền hoặc do môi trường.
Người bệnh có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 cao hơn nếu mẹ hoặc anh chị mắc tiểu đường tuýp 1, cơ thể có kháng nguyên bệnh tiểu đường, thiếu vitamin D, sử dụng sữa bò hoặc các sữa bột nguồn gốc từ sữa bò và sử dụng ngũ cốc trước 4 tháng tuổi.
Tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 không phụ thuộc vào Insulin, đây là bệnh tiểu đường phổ biến nhất hiện nay. Bệnh tiểu đường tuýp 2 xuất hiện ở người trưởng thành do tỷ lệ béo phì ngày càng cao.
Khi mắc tiểu đường tuýp 2 các tế bào của bạn kháng thể Insulin, tuyến tụy không thể sản xuất Insulin để cung cấp đủ cho cơ thể. Đường thay vì di chuyển để tạo ra năng lượng cho cơ thể sẽ tích tụ lại trong máu.
Tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tiểu đường xảy ra trong quá trình mang thai và có thể gây ra các vấn đề cho cả mẹ và trẻ sơ sinh, nhưng tiểu đường thai kỳ thường sẽ biến mất sau khi mẹ bầu sinh con.
Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu
Bệnh tiểu đường là gì triệu chứng như thế nào? Tiểu đường thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm ở giai đoạn đầu sau đó mới trở nặng. Nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, người bệnh chưa cần dùng thuốc mà vẫn có nhiều cơ hội khỏi bệnh.
Để sống chung khỏe mạnh và sống lâu với bệnh tiểu đường, người bệnh cần hiểu rõ các giai đoạn tiến triển của bệnh và đặc điểm của mỗi giai đoạn. Tiểu đường loại 1 không có sự phân chia giai đoạn rõ ràng nhưng tiểu đường loại 2 thì được chia thành 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Tiểu đường giai đoạn đầu
Giai đoạn 1: Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu hay còn gọi tiền tiểu đường, đây là giai đoạn lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đến giới hạn chẩn đoán tiểu đường. Nếu phát hiện và điều trị sớm bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi mà không tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.
Triệu chứng giai đoạn này khá mơ hồ nhưng nếu quan sát thấy bản thân có những mảng da tối màu ở các vị trí nếp gấp như gáy, nách, cổ tay, cổ chân. Người bệnh đi tiểu nhiều hơn, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Khi đã xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh nên nhanh chóng đi xét nghiệm máu vì đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo tiền tiểu đường.
Giai đoạn 2: Tiểu đường tiến triển
Tiểu đường tiến triển là giai đoạn cơ thể bắt đầu có hiện tượng không thể tự bù trừ được tình trạng kháng insulin, tuyến tụy bắt đầu giảm khả năng sản xuất insulin, dẫn đến đường huyết tăng cao trên mức cho phép (Chỉ số đường trong nước tiểu lúc đói ≥ 7 mmol/l, sau ăn 2h ≥ 11.1 mmol/l, HbA1c ≥ 7%).
Người bệnh xuất hiện những triệu chứng 4 nhiều là: tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nước nhiều, gầy sút cân nhiều, da khô ngứa, chân tay tê, mờ mắt, vết thương lâu lành…, người bệnh cần phải dùng thuốc để điều trị.
Tiểu đường giai đoạn 3: Tiểu đường khó kiểm soát
Tiểu đường khó kiểm soát là giai đoạn tình trạng kháng insulin tăng cộng thêm tuyến tụy ngày càng suy kiệt khiến chỉ số đường huyết và HbA1c tăng cao.
Trong giai đoạn này, biến chứng tiểu đường trên mạch máu, thần kinh, mắt, bàn chân đã xuất hiện rõ rệt. Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn 3 là hạ đường huyết, cải thiện biến chứng và phòng biến chứng tiến triển nặng.
Giai đoạn 4: Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Giai đoạn này các biến chứng đã trở nặng, người bệnh phải đối mặt cùng lúc với nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng như: suy tim, liệt dạ dày, suy thận.
Bệnh tiểu đường tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm nhưng bằng cách hiểu rõ bệnh ở từng giai đoạn nguyên nhân và cách chữa trị bệnh trong từng giai đoạn thì người bệnh vẫn có cơ hội chiến thắng và duy trì cuộc sống gần như bình thường.
Thử tiểu đường bằng nước tiểu
Trước đây, bệnh tiểu tiểu đường thường dựa vào xét nghiệm glucose niệu nhưng ngày nay người chủ yếu dựa vào xét nghiệm máu.
Nhưng xét nghiệm nước tiểu vẫn sử dụng trong những trường hợp nghi ngờ có liên quan đến thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi thận bị tổn thương, nước tiểu vẫn có glucose dù lúc này nồng độ glucose trong máu ở mức bình thường.
Ở người khỏe mạnh bình thường sẽ không có glucose trong nước tiểu, phụ nữ mang thai có thể mắc tiểu đường thai kỳ. Khi xét nghiệm thấy glucose trong nước tiểu thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn.
Hiện nay xét nghiệm glucose niệu cùng với xét nghiệm glucose máu, HbA1C là cách để theo dõi lượng đường trong cơ thể của người mắc tiểu đường để có những phương pháp điều chỉnh lối sống và sinh hoạt.
Tổng kết
Bệnh tiểu đường là gì triệu chứng như thế nào ở từng giai đoạn bạn đã được Sulforaphane thông tin cụ thể. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt sẽ có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm về tim mạch, tổn thương mắt, thận, nhiễm trùng bàn chân,… Vì vậy khi có những biểu hiệu của bệnh, bạn cần làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra ngay lập tức để sớm phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị.
Tham khảo bài viết: Bệnh tiểu đường type 2 nên ăn gì và không nên ăn gì?