Tác dụng của mầm bông cải xanh trước hết đối với khả năng phòng ngừa ung thư đã được nhiều nghiên cứu chứng minh trong gần 2 thập kỷ này bởi nhiều nhóm nhà khoa học.
Bên cạnh khả năng ngăn ngừa và chống ung thư hiệu quả, tác dụng của mầm bông cải xanh còn được chứng minh giúp cơ thể cải thiện các chức năng về hô hấp, xương, não, đặc biệt là có thể hỗ trợ giảm cân.
Mầm bông cải xanh là gì?
Rau mầm bông cải xanh là những cây non mới mọc mầm, được canh tác trong thời gian ngắn, thu hoạch chỉ 5-7 ngày sau khi gieo hạt.
Mầm bông cải xanh có thể không chứa lượng vitamin K và C cao như trong bông cải xanh trưởng thành, nhưng chúng lại chứa nhiều glucosinolate mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn.
Mầm bông cải xanh là những bông cải xanh còn non có chứa hàm lượng glucoraphanin – tiền thân của hợp chất sulforaphane glucosinolate (SGS).
Trong nghiên cứu năm 1992, Tiến sĩ Talalay và các cộng sự đã khẳng định mầm bông cải xanh ba ngày tuổi chứa nhiều hoạt chất sulforaphane cao hơn 10-100 lần so với sulforaphane trong bông cải trưởng thành.
Sulforaphane hoạt chất ngừa ung thư bạn đã biết, là một hoạt chất lưu huỳnh hữu cơ có nhiều trong các loại rau nhà họ cải và đặc biệt là bông cải xanh.
Ăn mầm bông cải xanh có tác dụng gì là câu hỏi của rất nhiều đặc ra hiện nay. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tác dụng của mầm bông cải xanh qua những thông tin dưới đây nhé!
Rau mầm bông cải xanh chống ung thư
Những nghiên cứu được thực hiện
Nhóm nghiên cứu của John Hopkins đã tìm ra được hợp chất sulforaphane – một hoạt chất chống ung thư hiệu quả của bông cải xanh và họ đã cô lập được thành phần này từ năm 1992-1997.
Qua nhiều nghiên cứu khác nhau thì đến đầu năm 1997, nhóm này đã đưa ra kết luận mầm bông cải xanh có tác dụng phòng chống ung thư và ngăn ngừa quá trình oxy hóa cao hơn rất nhiều lần so với một bông cải trưởng thành.
Người ta đã chứng minh hoạt chất sulforaphane có tác dụng phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư bàng quang và gan thận hiệu quả, có thể bảo vệ da khỏi tia cực tím trong các nghiên cứu tiền lâm sàng.
Ở các thí nghiệm trên chuột, mầm bông cải xanh trước/trong thai kỳ mang lại hiệu quả phòng ngừa cao hơn đối với sự phát triển ung thư vú so với điều trị sớm sau khi sinh.
Cơ chế hoạt động ngừa ung thư của mầm bông cải xanh
Những yếu tố này tạo nên gốc tự do có khả năng làm tổn hại niêm mạc động mạch, màng tế bào và chức năng hoạt động bình thường của DNA trong tế bào.
Sulforaphane có thể ngăn chặn giai đoạn khởi phát quá trình phát sinh ung thư bằng cách ức chế các enzym chuyển hóa các tác nhân tiền ung thư thành các tác nhân gây ung thư, cảm ứng các enzym chuyển hóa pha 2 các tác nhân gây ung thư giúp thải trừ các tác nhân này ra khỏi cơ thể.
Quá trình cảm ứng các enzym pha 2 xảy ra thông qua sự biểu hiện gen yếu tố điều khiển phản ứng chống oxy hóa bao gồm NAD(P)H: quinone reductase, heme oxygenase 1 và gamma-glutamylcysteine synthetase – được điều hòa bởi yếu tố liên quan tới yếu tố nhân E2.
Sulforaphane ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư bằng các phân tử khác nhau, làm chậm chu kỳ tế bào G2/M thông qua kinase phụ thuộc cyclin và kích hoạt quá trình chết tế bào phụ thuộc liều lượng và ức chế histon deacetylase bởi các chất chuyển hóa của nó trong ống nghiệm.\
Trong mô hình động vật ung thư vú bộ ba âm tính, Sulforaphane chống lại sự tăng sinh các tế bào ung thư giống tế bào gốc thông qua ức chế con đường qua trung gian cripto hoặc phức hợp protein Cripto/Alk4 (có thể kết hợp cả hai).
Mầm bông cải xanh ngăn ngừa những loại ung thư nào?
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Pittsburgh và Đại học Johns Hopkins đã phát hiện chiết xuất mầm bông cải xanh bảo vệ chống ung thư vòm họng và phổi.
Nghiên cứu ở phòng thí nghiệm cho thấy sulforaphane từ mầm bông cải xanh phá vỡ DNA vĩnh viễn trong các tế bào ung thư ruột kết trong khi các tế bào khỏe mạnh không bị ảnh hưởng.
Selen được tìm thấy trong mầm loại rau này ngăn chặn sự biểu hiện của protein có tên là phối tử NGK2D. Chúng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, khiến nó hoạt động quá mức, sau đó ngừng hoạt động trong các bệnh ung thư.
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sulforaphane ngăn chặn sự phát triển của tế bào gốc ung thư vú cũng như ung thư bàng quang.
Selen được tìm thấy trong mầm rau ngăn chặn sự biểu hiện của protein có tên là phối tử NGK2D.
Chống lại vi khuẩn H.pylori gây nhiễm trùng dạ dày
Vậy mầm bông cải xanh hay mầm súp lơ xanh được sử dụng làm gì ngoài công dụng chống ung thư.
Ở những thí nghiệm trên động vật, hoạt chất sulforaphane còn có tác dụng làm giảm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dạ dày Helicobacter Pylori (HP). Đây loại vi khuẩn gây nên chứng trào ngược dạ dày, loét dạ dày, nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.
Đồng thời, rau mầm bông cải xanh còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi căng thẳng oxy hóa dẫn đến đến sự phát triển của viêm dạ dày và cuối cùng là ung thư dạ dày.
Một số tác dụng của mầm bông cải xanh
Một nghiên cứu ở chuột cho thấy sau khi sử dụng mầm bông cải xanh sẽ giảm huyết áp. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng giảm triglyceride, có lợi cho chấn thương tái tưới máu cơ tim.
Sulforaphane từ mầm bông cải xanh có khả năng ngăn chặn các quá trình phân tử và viêm – một nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương.
Sulforaphane làm giảm căng thẳng oxy hóa và hạn chế sự nhân lên của virus RSV – nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sử dụng sulforaphane ngay sau khi chấn thương có thể giảm tổn thương não, giúp giảm sự gián đoạn của hàng rào máu não, hạn chế rối loạn chức năng thần kinh sau khi đột quỵ xảy ra.
Tổng kết tác dụng của mầm bông cải xanh
Như vậy, với những tác dụng của mầm bông cải xanh Sulforaphane Lab đã kể trên, thực phẩm này xứng đáng là “siêu thực phẩm” đối với người dùng. Chúng giúp cơ thể cải thiện các chức năng về hô hấp, xương, não và đặc biệt là ngăn ngừa căn bệnh ung thư nguy hiểm.
Hãy thêm rau mầm bông cải xanh vào chế độ ăn uống hằng ngày để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình nhé!