Site icon Sulforaphane

Tìm hiểu thông tin về bệnh tiểu đường di truyền

Bệnh tiểu đường di truyền thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Nếu bố mẹ bạn không mắc bệnh tiểu đường nhưng bạn có anh em mắc bệnh thì bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 là khoảng 5%.

Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thông tin bệnh tiểu đường di truyền – tiểu đường tuýp 1 cũng như trả lời câu hỏi xoay quanh liệu tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây.

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh lý mạn tính thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh niên

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Định nghĩa về bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì? Tiểu đường tuýp 1 là bệnh lý mạn tính thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh niên. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ hormone insulin – hormone có vai trò kiểm soát đường huyết, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao.

Theo báo cáo gần đây, trong gia đình nếu bố mẹ có tiền sử mắc tiểu đường tuýp 1 thì khả năng di truyền cho con cái là khoảng 30%. Nếu bố bị tiểu đường thì khả năng con bị di truyền là khoảng 6%, mẹ bị tiểu đường thì tỷ lệ là 4% và 1% khi người phụ nữ trên 25 tuổi.

Gen đóng vai trò chủ yếu trong việc gây ra tiểu đường tuýp 1, nhưng không phải là tất cả, còn phải phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của mỗi người; môi trường nơi họ sinh ra và lớn lên. 

Bệnh tiểu đường di truyền là gì?

Không có gen nào trong cơ thể gọi là gen tiểu đường – nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1. Chỉ có một nhóm gen là nguyên nhân gây ra bệnh, trong đó nhóm gen HLA là nguyên nhân lớn nhất. 

HLA tạo protein để hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Bệnh tiểu đường tuýp 1 là  bệnh tự miễn – cơ thể bạn phá hủy các tế bào tạo ra insulin.

Một số gen phổ biến hơn ở một nhóm người so với nhóm khác giải thích cho việc chủng tộc và sắc tộc cũng ảnh hưởng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường di truyền. Ví dụ như người da trắng có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cao hơn. 

Bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng?

Biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm, tuy nhiên nếu biết cách kiểm soát bệnh thì hoàn toàn có thể trì hoãn thời gian biến chứng.

Biến chứng tiểu đường là những tổn thương ở mạch máu và thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra được chia làm 2 loại là biến chứng cấp tính và mạn tính. 

Thời gian xuất hiện của hai loại biến chứng tiểu đường này khác nhau và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh, cách kiểm soát đường huyết và phương pháp chủ động phòng ngừa sớm biến chứng. 

Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột, xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh dù cho là mới mắc hay đã mắc bệnh lâu năm bao gồm hạ đường huyết, nhiễm toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết cấp. 

Người bệnh bị hạ đường huyết nhiều hơn tăng đường huyết, hậu quả gây ra rất nguy hiểm, có thể là hôn mê sâu và thậm chí là tử vong. Đặc biệt là với người cao tuổi, việc phòng ngừa hạ đường huyết cũng quan trọng ngang với mục tiêu kiểm soát đường huyết.

Biến chứng mạn tính sẽ xuất hiện sau thời điểm chẩn đoán bệnh khoảng 5 – 10 năm

Biến chứng mạn tính

Biến chứng mạn tính sẽ xuất hiện sau thời điểm chẩn đoán bệnh khoảng 5 – 10 năm bao gồm biến chứng liên quan đến thần kinh như thần kinh ngoại biên, thần kinh tự chủ, biến chứng lên tim, mắt, thận, bàn chân, da…

Tuy vậy nếu tiểu đường phát hiện muộn thì biến chứng sẽ xuất hiện ngay tại thời điểm chẩn đoán. Ngược lại nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường có thể trì hoãn tới vài chục năm.

Biến chứng tiểu đường gây khó khăn cho cuộc sống người bệnh, đây là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tuổi thọ của người bệnh vì vậy cần nắm rõ dấu hiệu cảnh báo biến chứng và điều trị kịp thời. 

Bệnh tiểu đường di truyền có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Bệnh tiểu đường tuýp 1 là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người mắc bệnh này buộc phải sống chung với nó suốt đời bằng cách tiêm insulin mỗi ngày để hỗ trợ tiểu đường.

Người bệnh sẽ có những biến chứng trong tương lai như: chân tay tê bì, loét bàn chân, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận – phải chạy thận nhân tạo, mắt mờ. 

Ngoài ra, họ còn phải chịu những đau đớn về sức khỏe tinh thần lẫn thể xác cũng như kinh phí chữa trị bệnh cũng khá lớn và kéo dài suốt đời. 

Người bị tiểu đường tuýp 1 cần có 1 chế độ ăn uống khoa học và khắt khe hơn người bị tiểu đường tuýp 2. Tiểu đường tuýp 2 nguyên nhân chính thường do thói quen sinh hoạt, ăn uống thì tiểu đường tuýp 1 nguyên nhân chính lại do máu huyết phát sinh, hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy yếu.

Bệnh tiểu đường di truyền sống được bao nhiêu năm?

Hiện nay, tiểu đường là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tuổi thọ ở một người bệnh tiểu đường có thể giảm từ 10-15 năm so với người bình thường. 

Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị và chăm sóc kịp thời, hợp lý  thì tuổi thọ của bệnh nhân bị tiểu đường có thể kéo dài hơn. 

Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường được thống kê khoảng từ 77-81 tuổi. Nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể sống qua tuổi 85 nếu duy trì lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định. 

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

Nhiều người mắc tiểu đường tuýp 1 vẫn đang sống khỏe mạnh, có con cái như những người bình thường, để được như họ bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Luôn chủ động theo dõi mức đường huyết nhiều lần trong ngày. Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng cách tiêm insulin vài lần trong ngày hoặc dùng bút tiêm insulin.

Tập luyện thể dục thể thao nhằm giúp cơ thể dùng insulin hiệu quả, đồng thời làm giảm những nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, hỗ trợ tiểu đường.

Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh nhằm trải đều lượng carbohydrate mà cơ thể hấp thụ. Loại bỏ hoàn toàn rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích có hại ra khỏi thực đơn hằng ngày.

Người bệnh tiểu đường nên đi khám định kỳ, theo dõi đường huyết định kỳ để bác sĩ điều chỉnh thuốc uống phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Trên đây là những chia sẻ của Sulforaphane xoay quanh vấn đề bệnh tiểu đường di truyền – tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không cũng như một số biến chứng có thể gặp phải của bệnh. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để tham khảo và nhớ theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé. 

Exit mobile version