Bệnh gan và tiểu đường là hai bệnh lý hiện nay rất nhiều người mắc phải và có những biến chứng nguy hiểm khi tình trạng bệnh kéo dài.
Vậy có mối liên hệ nào giữa bệnh gan và tiểu đường hay không? Người mắc phải hai bệnh này thường có những biểu hiện gì? Hôm nay hãy cùng Sulforaphane tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Điểu này là do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả hai, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng trong cơ thể.
Bệnh tiểu đường vẫn được coi là đại dịch dù nó không hề có khả năng lây nhiễm. Con số đáng báo động trên toàn cầu là 415 triệu người trưởng thành mắc bệnh (chiếm khoảng 8,8% dân số thế giới). Có thể thấy, bệnh tiểu đường đang trở thành gánh nặng trên toàn thế giới.
Bệnh tiểu đường được các bác sĩ phân thành 4 loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường tuýp 3 và tiểu đường thai kỳ. Mỗi tuýp sẽ có những vấn đề khác nhau, mức độ bệnh khác nhau và vì thế cách điều trị cũng không giống nhau.
Tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 khác nhau hoàn toàn về nguyên nhân, nhưng nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời chúng đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm giống nhau.
Khoảng 90-95% trường hợp mắc bệnh tiểu đường thuộc type 2. Triệu chứng bệnh tiểu đường thường diễn tiến âm thầm, thường khi phát hiện bệnh đã xuất hiện ít nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh… thậm chí có thể gây tử vong.
Bệnh gan là gì?
Với tình hình ô nhiễm môi trường sống và thực phẩm bẩn ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, hàng ngày chúng ta đang phải nạp vào cơ thể rất nhiều loại độc tố khác nhau. Độc tố không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ trong cơ thể dần gây nên nhiều loại bệnh lý về gan.
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể sau da, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Những bệnh lý về gan đang được coi là kẻ giết người thầm lặng, bởi nó không có triệu chứng rõ ràng. Những hư hại của lá gan dưới 25% có thể tự hồi phục.
Khi gan bị tổn thương, hầu hết các chức năng khác của cơ thể sẽ đều bị suy giảm. Nếu không được thăm khám kịp thời và để lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh lý về gan nguy hiểm đến tính mạng như xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan.
Mối liên hệ giữa bệnh gan và tiểu đường
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa carbohydrate, chịu trách nhiệm cân bằng nồng độ glucose trong máu. Cân bằng chuyển hóa của glucose sẽ bị suy giảm khi người bị bệnh gan mạn tính dẫn tới kháng insulin, không dung nạp glucose và đái tháo đường.
Thống kê hiện nay cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở bệnh nhân gan mạn tính chiếm khoảng 18-71%. Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính có tình trạng không dung nạp glucose lên đến 80%. Tiểu đường cũng là một trong những yếu tố gây ra bệnh gan mạn tính, nguy cơ dẫn đến ung thư gan.
Do đó, bệnh gan và tiểu đường thường cùng tồn tại và các bằng chứng hiện có cho thấy bệnh gan mạn tính làm tăng các biến chứng và tử vong sớm ở bệnh nhân bị tiểu đường.
Có thể điều trị bệnh gan và tiểu đường tận gốc hay không?
Điều trị bệnh tiểu đường tận gốc
Khi chuyển qua giai đoạn bệnh tiểu đường mạn tính, với các biến chứng diễn biến phức tạp, bệnh nhân phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của mình. Cho nên, để trị bệnh tiểu đường tận gốc bệnh nhân cần phải duy trì được lượng đường huyết ổn định.
Có thể thấy gánh nặng do bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh và gia đình. Khi bệnh đã biến chứng thì sẽ rất khó điều trị và người bệnh phải chấp nhận sống chung với nó. Vì vậy, phòng ngừa không để bản thân mắc bệnh tiểu đường là điều cần thiết và để thực hiện điều này thì chính bản thân mỗi người phải có những kiến thức nhất định.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường nên đi thăm khám bác sĩ và theo dõi đường huyết định kỳ để được điều chỉnh phác đồ điều trị và thuốc uống phù hợp với tình trạng bệnh lý ở mỗi giai đoạn.
Phương pháp điều trị bệnh gan
Hiểu rõ bệnh gan là gì, từ đó chủ động phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm về gan là điều nên làm. Ngoài ra, việc có một chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư gan – một trong những bệnh gan giai đoạn cuối do những bệnh lý về gan gây ra và nguy hiểm đến tính mạng.
Người bệnh nên có một chế độ sinh hoạt tập luyện và ăn uống hợp lý để phòng ngừa những bệnh lý về gan và những biến chứng gan trở nặng. Cụ thể, việc thường xuyên ăn bông cải xanh (loại rau chứa dồi dào hàm lượng sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả) có thể giúp cơ thể chống lại nhiều loại bệnh gan khác nhau.
Hạn chế các biến chứng lẫn nhau của bệnh gan và tiểu đường
Tùy theo giai đoạn phát triển của biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc điều trị khác nhau. Thông thường trong giai đoạn gan nhiễm mỡ, người bệnh chỉ cần dùng thuốc hạ đường huyết hoặc thuốc giảm mỡ máu (nếu mỡ máu cao) kết hợp thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Trong giai đoạn viêm gan, bên cạnh thuốc hạ đường huyết, thì sẽ được kê thêm một số thuốc giảm triệu chứng như lợi tiểu, thuốc nhuận mật… Nếu người bị xơ gan thì ngoài thuốc hạn chế sự phá hủy tế bào gan như silymarin, thuốc lợi mật, albumin, thường sẽ được kèm theo thuốc điều trị biến chứng do xơ gan gây ra
Bệnh gan và tiểu đường đang là hai căn bệnh có vấn đề nhức nhối đối với xã hội hiện tại. Người bệnh ngoài việc cần duy trì chế độ sinh hoạt ăn uống và tập luyện hợp lý thì phải tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc nam các loại chưa được chứng minh nguồn gốc để điều trị.