Suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì hay còn có tên gọi khác là suy giảm trí nhớ ở học sinh là tình trạng đáng báo động hiện nay.
Suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì không chỉ khiến khả năng học tập của các em học sinh bị ảnh hưởng mà về lâu dài nếu không được điều trị thì có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm hơn nữa. Vậy hôm nay hãy cùng tìm hiểu suy giảm trí nhớ lứa tuổi học sinh do đâu và có những phương pháp nào để khắc phục qua bài viết sau nhé!
Suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì là gì?
Suy giảm trí nhớ dậy thì cũng được biết đến như chứng hay quên, suy giảm nhận thức, hội chứng suy giảm trí nhớ ở các em lứa tuổi học sinh
Hiện tượng này là tình trạng vận chuyển thông tin về vỏ não để ghi nhớ bị ngưng trệ gây ra sự suy giảm khả năng ghi nhớ của não bộ.
Diễn tiến thành suy giảm trí nhớ dậy thì có thể là do suy giảm trí nhớ ở trẻ em để lâu ngày không chữa kéo dài đến khi các em lớn.
Nếu càng để lâu thì có thể làm giảm kết quả học tập, gây ra hiện tượng mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn, sa sút khả năng tư duy.
Theo các thống kê gần đây cho thấy có tới 20-30% người dưới 30 tuổi gặp phải các vấn đề về trí nhớ. Thông qua con số này có thể thấy, tỷ lệ suy giảm trí nhớ ở người trẻ đang ngày càng tăng cao.
Suy giảm trí nhớ ngắn hạn là gì?
Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu trữ và xử lý thông tin trong một miền ký ức tạm thời với việc chỉ có thể lưu giữ một lượng thông tin rất nhỏ và thời lượng lưu trữ cũng rất ngắn – chỉ được tính là vài giây.
Trí nhớ ngắn hạn là những kí ức không được luyện tập hay duy trì thường xuyên nên chúng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn được tính bằng giây (thường là 20 – 30 giây, một số thông tin thì có thể lên đến 60s)
Theo một nghiên cứu của Đại học Michigan đã chỉ ra người có trí nhớ ngắn hạn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường xung quanh như tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ…
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì
Phát hiện ra những biểu hiện trẻ dậy thì suy giảm trí nhớ từ sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục trình trạng này. Dưới đây là một số biểu hiện của tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ:
- Trẻ thường quên vị trí để đồ thân quen của mình.
- Trẻ nói trước quên sau, muốn nói câu gì nhưng không tìm được từ để diễn tả hoặc dùng không đúng từ phù hợp, định nói hay làm gì nhưng lại quên khuấy đi và không thể nhớ ra.
- Tư duy, phản ứng của trẻ bị chậm một nhịp, hay lơ đãng khiến kết quả học tập giảm sút. Các em học sinh khi mắc chứng hay quên sẽ khó có thể ghi nhớ một bài học mới, một sự kiện hay một thông tin nào đó được giáo viên truyền đạt.
- Trẻ ngủ không sâu giấc, thường mất ngủ về đêm.
- Thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, buồn bã, lo âu từ đó dẫn đến việc không kiểm soát được hành vi của bản thân: hay cáu gắt, xử xự không đúng chừng mực.
Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở tuổi dậy thì
Suy giảm trí nhớ ngắn hạn do Covid-19
Lứa tuổi dậy thì gặp phải tình trạng nhớ nhớ quên quên ngắn hạn có thể là do hậu Covid-19 gây ra.
Theo thống kê, có đến 60-80% người có triệu chứng sương mù não được ghi nhận sau Covid-19. Sương mù não không phải là bệnh lý, đây là tình trạng gây ra sự khó chịu về tinh thần như mệt mỏi, kém tập trung, hay quên.
Sương mù não do các nguyên nhân: tăng cytokine, tăng phản ứng viêm trong não quá mức cần thiết; tình trạng thiếu oxy não trong quá trình mắc Covid-19.
Rối loạn giấc ngủ gây suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì
Các em ở lứa tuổi dậy thì luôn có những áp lực đến từ việc học tập. Thần kinh trong trạng thái căng thẳng, bị ức chế khiến các em khó khăn trong việc tập trung để nhận thức và tiếp thu bài học.
Tốc độ phản ứng, khả năng tư duy của các em đối với sự vật, sự việc cũng bị ảnh hưởng theo. Lo âu, stress khiến các em bị lơ đãng, phân tán tư tưởng, thậm chí là thay đổi thái độ, hành vi.
Trong độ tuổi dậy thì, hầu hết các em sẽ có hormone trong cơ thể thay đổi dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
Việc thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc kèm với áp lực học tập sẽ khiến cơ thể không thể tái tạo khả năng lưu trữ thông tin lên vỏ não cũng bị hạn chế dẫn đến mau quên, lâu ngày sẽ gây mất trí nhớ ngắn hạn.
Rối loạn giấc ngủ cũng là nguyên nhân khiến các em mệt mỏi, đầu óc thiếu tỉnh táo, khó tiếp thu bài học, ngày càng căng thẳng hơn dẫn đến suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì.
Giáo viên và phụ huynh cần hướng dẫn các em sắp xếp thời gian học tập hợp lý, có khoảng nghỉ ngơi thư giãn để giải tỏa lo âu.
Tham khảo bài biết: Hội chứng suy giảm trí nhớ hay quên ở người trẻ
Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt gây suy giảm trí nhớ
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng đầy đủ các nhóm dưỡng chất đóng vai trò quan trọng cho một bộ não khỏe mạnh, tư duy nhạy bén.
Ăn uống không khoa học, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, ăn những thực phẩm không lành mạnh nhất là khi thiếu đi các vitamin nhóm B đi kèm với áp lực học tập và cuộc sống dễ khiến các em học sinh mệt mỏi, chán chường dẫn đến khả năng ghi nhớ của não bộ suy giảm.
Một số phương pháp cải thiện suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì Sulforaphane Lab liệt kê, hy vọng nó sẽ có ích:
- Cha mẹ và giáo viên cần hỗ trợ các em trong việc học tập cũng như lên kế hoạch cho việc học của mình, tránh sắp xếp một thời khóa biểu dày đặc, căng thẳng.
- Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để thúc đẩy tuần hoàn máu não, cải thiện tinh thần cho các em.
- Có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dưỡng chất, hạn chế các đồ ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, hoạt động nhóm để tăng tương tác xã hội, vận động cơ thể
- Tổ chức nhiều trò chơi như: cờ vua, cờ tướng, đoán chữ… để cải thiện khả năng ghi nhớ của trẻ thay vì lên mạng xã hội.
- Tập thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
- Cha mẹ cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh suy giảm trí nhớ