12 thói xấu làm suy giảm trí nhớ thường gặp ở mọi lứa tuổi từ học sinh, nhân viên văn phòng, mẹ bỉm sau sinh hay ở người cao tuổi sẽ được tổng hợp qua bài viết sau đây.
Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê 12 thói xấu làm suy giảm trí nhớ để bạn có thể tránh và cải thiện được phần nào trí nhớ của mình, cùng tìm hiểu nhé!
Suy giảm trí nhớ là gì?
Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già
Ở não bộ có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh được liên kết với nhau bởi 1000 tỷ khớp thần kinh (synap). Thế nhưng, sau tuổi 25, trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị chết đi mà không có sự sinh sản thêm, đây là vấn đề thoái hóa thần kinh do tuổi tác gây ra bệnh suy giảm trí nhớ người già.
Người cao tuổi thường mắc phải một số bệnh lý như viêm não, đột quỵ, huyết áp, thiếu máu não… có thể dẫn đến bệnh suy giảm trí nhớ.
Người cao tuổi sẽ dễ bị chứng suy giảm trí nhớ hơn do các tế bào thần kinh thoái hóa dần theo thời gian. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng này đang dần bị trẻ hóa và thực sự đáng báo động.
Suy giảm trí nhớ ở học sinh và người trẻ
Suy giảm trí nhớ là hiện tượng não bộ suy giảm chức năng hoặc quá trình vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ, suy giảm trí nhớ còn được gọi là suy giảm chức năng nhận thức.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các yếu tố lối sống như căng thẳng, phải làm nhiều việc cùng lúc sẽ góp phần đáng kể gây khởi phát sớm tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
Tình hình suy giảm trí nhớ ở thanh niên hiện nay do áp lực học tập từ gia đình nhà trường cũng đáng phải xem xét hiện nay.
Suy giảm trí nhớ ở bất kỳ lứa tuổi hay do nguyên nhân nào cũng vậy, nếu kéo dài và không được điều trị sẽ diễn tiến thành hội chứng sa sút trí tuệ khi về già ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đặc biệt, người bệnh suy giảm trí nhớ có thể mắc căn bệnh Alzheimer, Parkinson… khiến đầu óc kém minh mẫn, giảm khả năng vận động, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
12 thói xấu làm suy giảm trí nhớ
Dưới đây là tổng hợp 12 thói xấu làm suy giảm trí nhớ bạn cần nên tránh để ảnh hưởng đến não bộ của mình cải thiện khả năng ghi nhớ.
9 thói xấu làm suy giảm trí nhớ
- Bỏ qua bữa sáng
- Uống không đủ lượng nước mỗi ngày
- Sử dụng thực phẩm nhiều đường tinh luyện
- Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa
- Sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
- Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia như các loại chất ngọt, đường nhân tạo Aspartame, Acesulfame K
- Lối sống ít vận động, rèn luyện thể dục thể thao
- Trùm chăn khi ngủ khiến bạn sẽ hít phải những chất có hại do chính mình thải ra
- Làm việc và học tập quá sức
Dưới đây là ba nguyên nhân tiêu biểu
Giấc ngủ không chất lượng
Ngủ là khoảng thời gian não bộ là cơ quan cần được nghỉ ngơi và tái tạo. Ở người ngủ không đủ giấc. giấc ngủ không sâu thì não bộ sẽ dần trở nên kiệt quệ, hoạt động kém hơn, dẫn đến năng suất làm việc giảm sút.
Ngủ không đủ giấc sẽ gây hại cho bộ não, đặc biệt vào ban đêm từ sau 23:00 trở đi, quá trình lão hóa của các tế bào não diễn ra rất nhanh. Tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài lâu dần sẽ khiến bạn có trí nhớ giảm dần theo thời gian.
Mỗi ngày, nên đảm bảo giấc ngủ của mình kéo dài từ 7 – 8 tiếng để giúp cơ thể phục hồi năng lượng. Điều này hỗ trợ sự phát triển của não bộ và ngăn ngừa nguy cơ teo não xảy ra.
Lười suy nghĩ và giao tiếp
Ngôn ngữ được quản lý bởi một vùng trong não, tiếp nhận và lưu trữ thông tin mà không thể diễn đạt nó ra bên ngoài sẽ “mài mòn” não và trí nhớ.
Ở một người lười suy nghĩ khiến não ít hoạt động sẽ gây ra hiện tượng co rút lâu dần sẽ làm cho não bị tổn thương, hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời, lười suy nghĩ và giao tiếp rất dễ mắc phải chứng trầm cảm khiến cho các tế bào não chết dần.
Do đó tích cực suy nghĩ, giao tiếp nhiều là những biện pháp vận động rất tốt cho sức khỏe não bộ, khiến não bộ hoạt động hiệu quả.
Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài
Khi cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu, hormone cortisol sẽ tiết ra nhiều và gây cản trở tới sự hoạt động của não bộ. Nếu não bộ không được nghỉ ngơi, thư giãn thì luôn bị những suy nghĩ tiêu cực ám thị và lâu dần bị chính những suy nghĩ đó ăn mòn.
Vì vậy hãy tìm cách sắp xếp, phân chia công việc và thời gian học tập hợp lý, dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, tránh để những suy nghĩ tiêu cực hay căng thẳng làm ảnh hưởng tới não bộ.
Cách khắc phục suy giảm trí nhớ
Có lối sống khoa học, rèn luyện tư duy, hoạt động thể chất
Hãy loại bỏ các áp lực, căng thẳng trong công việc và học tập, giữ tinh thần luôn lạc quan yêu đời. Thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc để não bộ không làm việc quá sức.
Vận động thể chất cũng giúp máu lưu thông đến não bộ tốt hơn. Mỗi người nên dành ít nhất 30 phút/ngày để thực hiện các bài tập phù hợp như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga, thiền…
Chế độ dinh dưỡng cân bằng nhóm chất
Não bộ cần đủ lượng protein, vitamin và khoáng chất nhất định để hoạt động và phát triển. Người không nạp đủ lượng vitamin B1 có thể dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Cần bổ sung đủ lượng thiamine (B1) trong ngày.
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng nên bổ sung đa dạng các loại rau củ vào thực đơn để giúp cho não bộ và cơ thể khỏe mạnh hơn như các loại rau màu xanh đậm, dưa leo, cà rốt, rau bina, củ dền.
Đặc biệt trong bông cải xanh có hoạt chất sulforaphane có công dụng làm chậm quá trình của bệnh suy giảm trí nhớ ở mọi đối tượng thông qua việc giảm quá trình lão hóa của não bộ.
Như vậy, Sulforaphane Lab đã giúp bạn liệt kê 12 thói xấu làm suy giảm trí nhớ và một số biện pháp khắc phục căn bệnh này để nó không diễn tiến nặng bạn nên lưu ý để áp dụng.